Công nghệ và quy trình sản xuất IgY

Công nghệ và quy trình sản xuất IgY
Công nghệ và quy trình sản xuất IgY

Việc sản xuất IgY được thực hiện theo một quy trình kiểm soát vô cùng chặt chẽ từ khâu chọn giống gà mái, quy trình chăn nuôi gà tới tiêm kháng nguyên cho gà mái để tạo kháng thể, thu hoạch lòng đỏ trứng rồi tách chiết, tinh chế lấy kháng thể IgY (Ovalgen).

Việc chọn kháng nguyên dùng để gây miễn dịch là bước quan trọng nhất, quyết định tới hiệu quả phòng ngừa và điều trị bệnh của kháng thể IgY. Kháng nguyên phải đủ độ tinh khiết và được chế từ những tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus, nấm… gây bệnh). Ví dụ, để tạo kháng thể IgY phòng ngừa Cúm mùa, các nhà khoa học lựa chọn kháng nguyên là các chủng Cúm H1N1, H3N2, cúm B (được tổ chức WHO khuyến cáo dùng trong vacxin ngừa cúm trên người); để phòng ngừa Cúm gia cầm H5N1 thì lựa chọn kháng nguyên là Cúm H5N1; đối với bệnh Sâu răng, kháng nguyên được lựa chọn là men GTase được tiết ra bởi vi khuẩn Streptococcus mutans – tác nhân chính gây sâu răng; đối với viêm lợi, kháng nguyên là men Gingipain tiết ra bởi vi khuẩn P.gingivalis – tác nhân quan trọng nhất gây viêm lợi. Sau đó những kháng nguyên này sẽ được dùng tiêm tối miễn dịch cho gà mái để tạo kháng thể đặc hiệu.

Quy trình sản xuất IgY
Quy trình sản xuất IgY

Chọn giống gà phù hợp góp phần làm tăng hàm lượng IgY đặc hiệu trong trứng, do đó làm tăng sản lượng và chất lượng của sản phẩm thu được vì mỗi giống cho đáp ứng miễn dịch với từng loại kháng nguyên khác nhau. Ở Nhật luật pháp cấm dùng kháng sinh trong thức ăn gà đẻ nên đảm bảo các thành phẩm Ovalgen không có dư lượng kháng sinh.

Trứng gà thu được từ gà đẻ được đưa đến nhà máy để tách lấy lòng đỏ. Lòng đỏ trứng được Pasteur hóa để diệt trùng sau đó đưa vào máy phun sấy chế thành bột. Nhiệt độ trong máy phun phải vừa đủ cao để tạo bột vừa giữ cho kháng thể IgY không bị mất hoạt tính. Sau đó bột lòng đỏ sẽ được tách mỡ, tinh chế theo quy trình đã được bảo hộ sở hữu trí tuệ của Viện nghiên cứu miễn dịch Gifu để thu được kháng thể IgY tinh khiết (Ovalgen).

TS. Nguyễn Văn Sa  – Giám đốc Viện nghiên cứu miễn dịch Gifu (Nhật Bản)

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây