CHUẨN BỊ CHO TRẺ NGÀY ĐẦU ĐẾN TRƯỜNG

Theo một báo cáo gần đây của Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Mỹ cho thấy: có ít nhất 1 trong 8 biểu hiện có thể xuất hiện khi con bạn đến trường trong những ngày đầu, thậm chí kéo dài vài tuần đến vài tháng khi trẻ lần đầu đến trường hoặc quay trở lại trường sau 1 kỳ nghỉ dài.

8 biểu hiện bao gồm:

* Hay nói bị đau bụng, đặc biệt lúc đi học về hoặc sáng trước khi đi học
* Có những thay đổi trong thói quen ăn uống và giấc ngủ như ăn ít, ngủ thường thức giấc
* Mè nheo, bám mẹ nhiều hơn
* Lo lắng, bồn chồn
* Có những lời nói, suy nghĩ thể hiện sự lo lắng hoặc tiêu cực
* Hay tức giận, khó chịu về việc gì đó
* Hay khóc, hoặc ít nói
* Khó tập trung vào việc nào đó
Dù với bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, nó cũng cho thấy trẻ đang gặp những khó khăn và cản trở để hòa nhập vào môi trường mới. Lúc này trẻ rất cần sự hỗ trợ của cha mẹ không chỉ về mặt tâm lý mà còn những vấn đề khác để trẻ có thể nhanh chóng thích nghi với những thay đổi mới cũng như tự tin đến trường

Sự hỗ trợ từ bố mẹ

Nên chú ý gì về dinh dưỡng khi trẻ đến trường

Đi lớp là cơ hội tuyệt vời để trẻ được giao tiếp, học hỏi cũng như nhận ra bản thân trong mối quan hệ với những người khác. Tuy nhiên, do phải tiếp xúc với nhiều người nên cũng làm gia tăng nguy cơ trẻ dễ mắc bệnh hơn. Do đó, điều cha mẹ cần quan tâm là đảm bảo cho trẻ một chế độ dinh dưỡng đầy đủ không chỉ cho những hoạt động thể chất mà còn để trẻ luôn “tự khoẻ mạnh” từ bên trong.
Trẻ nên có một chế độ ăn cân bằng và đa dạng trong các nhóm dinh dưỡng chính. Trong đó, trẻ nên được ăn đa dạng các loại rau củ quả và nguồn đạm từ thịt, cá, trứng, sữa… để gia tăng chất đạm, vitamin, khoáng quan trọng như sắt kẽm, và chất xơ vì trẻ đi học thường sẽ vận động nhiều
Vitamin C được biết đến nhiều trong vai trò giúp tăng đề kháng cho cơ thể, tuy nhiên không nên lạm dụng vì uống quá nhiều vitamin C có thể gây tác dụng phụ khó chịu cho trẻ như đau bụng, tiêu chảy. Thay vào đó, việc khuyến khích trẻ ăn các loại trái cây giàu vitamin C như ổi, cam, bưởi, dâu tây…cũng như các loại rau củ quả nhiều màu sắc như cà rốt, súp lơ, ớt chuông, thanh long tím… sẽ tốt hơn không chỉ cho việc tăng đề kháng mà còn giúp bổ sung các vi chất, chất xơ và những chất chống oxy hóa tốt cho trẻ.
Như chúng ta đã biết đường ruột chiếm đến 80% tế bào miễn dịch của cơ thể và cũng là nơi hấp thụ các chất dinh dưỡng. Do đó, việc lựa chọn các thực phẩm dinh dưỡng, sữa cho trẻ có thêm những thành phần dưỡng chất tốt cho hệ tiêu hóa và miễn dịch của trẻ cũng là một cách hiệu quả. Những hợp chất như HMO – một thành phần quan trọng trong sữa mẹ sẽ giúp nuôi dưỡng các lợi khuẩn đường ruột, ức chế sự phát triển của một số hại khuẩn như Clostridium, ngăn cản các hại khuẩn khác bám vào thành ruột gây bệnh cho trẻ cũng như giúp cơ thể trẻ tăng cường miễn dịch. Gần đây nhiều cha mẹ cũng quan tâm về thành phần đạm sữa A2. Thực ra, đây là dạng đạm A2 beta-casein. Theo nghiên cứu của TS. Eshraghi, ĐH Miami, Mỹ cho thấy dạng đạm này thường dễ hấp thu cũng như hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa.
Hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm nhiều đường, béo không tốt như bánh kẹo, nước ngọt, bim bim… vì những thực phẩm này có thể làm rối loạn chuyển hóa và ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ.

Chuẩn bị tâm lý cho trẻ

Điều trẻ cần không phải là lời trấn an sáo rỗng như “từ từ con sẽ quen bạn bè”, “tại con chưa quen với cô giáo”, … vì thực ra nó cũng không hiệu quả để trẻ cảm thấy tốt hơn. Cách mà bạn nên làm là giúp trẻ xây dựng cảm giác thân quen càng sớm với môi trường mới càng tốt. Đây là 1 số cách bạn có thể làm:
Dành thời gian cuối tuần đưa trẻ đến tham gia các hoạt động có sự hiện diện của nhiều trẻ khác như nhà sách, tham gia hoạt động vui chơi tập thể trong công viên. Các trẻ lớn từ 5 tuổi có thể tham gia các hoạt động thể thao như đá banh, bơi lội, học võ… Điều này sẽ giúp trẻ sớm nhận ra bản thân trẻ trong sự hiện diện của các trẻ khác.
Khi trẻ đi học về, nếu trẻ buồn và ít nói, bạn có thể bắt chuyện với trẻ bằng cách hỏi thăm về món đồ chơi trẻ chơi hoặc hoạt động nào trẻ chơi lúc ở lớp, đừng hỏi về cô giáo hay bạn bè của trẻ vì giai đoạn đầu nguồn lo lắng chính của trẻ là “chưa quen cô giáo hay bạn bè”, mà trẻ chỉ quen được với đồ chơi thôi. Sau vài tuần, bạn chụp hình tập thể lớp của trẻ và cô giáo để vào 1 album ảnh hoặc dán ở nơi học tập của trẻ để trẻ có thể dễ dàng nhìn thấy mỗi ngày. Khi trò chuyện bạn có thể hỏi về 1 số bạn của trẻ trong album.
Trang trí khu vực học tập của trẻ với những bức hình (chọn hình đơn giản, nên chọn chuỗi hình như thời tiết, đám mây), hoặc poster hình, nhân vật trẻ thích hay câu nói ngắn tạo động lực. Poster hay hình là do trẻ chọn và nên tôn trọng điều trẻ chọn. Điều này sẽ giúp trẻ ý thức về khu vực học tập và việc học của trẻ hơn.

Giúp trẻ có vai trò trong các hoạt động liên quan đến đi học

Chúng ta thường muốn chuẩn bị hết tất cả cho trẻ từ việc mua cặp, quần áo mới, mua sách, bao tập sách… để trẻ có 1 khởi đầu thuận lợi. Tuy nhiên, điều này là nên làm ngược lại. Trẻ nên được khuyến khích tham gia vào hầu hết các hoạt động chuẩn bị đến trường. VD, trẻ nên được tham gia cùng bố mẹ chọn cặp đi học, bao gồm luôn việc lựa màu, kích thước, hình dáng và hình ảnh trên cặp. Điều này nên làm khi mẹ mua trực tiếp hay mua online. Sự lựa chọn của trẻ nên được tôn trọng vì thực ra đó là thứ trẻ cảm thấy có trách nhiệm khi trẻ đã chọn và điều này làm trẻ cảm thấy bản thân có vai trò và trẻ sẽ tự cảm thấy có động lực đến trường nếu được mang chiếc cặp mình chọn.
Note
Eshraghi, AA. Et al. 2021. The Journal of Nutrition, 151 (5), 1061–1072

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây