CHUẨN BỊ CHO KHỞI ĐẦU ĂN DẶM CỦA TRẺ

CHUẨN BỊ CHO KHỞI ĐẦU ĂN DẶM CỦA TRẺ

Khi trẻ chuẩn bị bước vào giai đoạn ăn dặm, chúng ta thường tập trung vào những điều như: cần mua dụng cụ gì? nên ăn theo phương pháp nào? Những thực phẩm nào là tốt cho trẻ? Tuy nhiên, có một điều rất quan trọng và nó cũng là chìa khóa để giúp trẻ ăn dặm thành công đó là cần hiểu ý nghĩa của giai đoạn đầu ăn dặm với trẻ là gì, “cái bụng” của trẻ có những khác biệt gì cần lưu ý, và làm cách nào để giúp trẻ làm quen với 1 món ăn mới…

Hiểu về cái bụng của trẻ con

Một vài điều cha mẹ cần hiểu thêm về “cái bụng” của trẻ. Dung tích chứa của “bụng” (dạ dày) trẻ nhỏ chỉ bằng 1/3 kích cỡ của người lớn, VD, trẻ dưới 1 tuổi, “cái bụng” trẻ chỉ chứa không tới 200mL, và 2 tuổi vào khoảng 500mL. Nó thật sự rất nhỏ nếu so với của người lớn chúng ta. Nó không thể chấp nhận ăn nhiều một lúc hay cố ăn thêm, và nó cũng không thể nhận thêm gì nếu trước đó trẻ đã ăn lặt vặt quá nhiều. Hậu quả trước mắt của việc cố ép trẻ uống thêm sữa hay ăn thêm là làm trẻ dễ có phản xạ nôn trớ trong và sau bữa ăn. Về lâu dài trẻ có thể hình thành hành vi né tránh và trở nên biếng ăn. Bên cạnh đó, thời gian tiêu hóa của trẻ cũng chậm hơn nhiều. Đặc biệt, với một số chất béo bão hòa hoặc trans-fat, chất đường ngọt là khó tiêu hóa đối với trẻ.

Cho trẻ “trải nghiệm” việc ăn dặm như 1 dạng khám phá mới.

Trẻ ở giai đoạn ăn dặm – 12 tháng tuổi hiểu việc ăn như là một khám phá mới. Do đó, trải nghiệm với môi trường ăn dặm đúng chính là chìa khóa thành công, thậm chí dù trẻ đã và đang biếng ăn. Trải nghiệm môi trường ăn dặm đúng của trẻ bao gồm những gì?
• Không sao nhãng từ TV, điện thoại
• Ngồi ghế ăn dặm, tránh bế rong. Trẻ nên cho ngồi ghế ăn dặm khi bắt đầu ăn dặm.
• Tránh bỏ bữa và uống bù sữa. Nhiều cha mẹ xem nhẹ việc ăn dặm vì nghĩ trẻ mới tập ăn, ăn sao cũng được. Mà ngược lại, 6 tháng đầu tiên trong ăn dặm là giai đoạn quan trọng vì lúc đó trẻ đang trải nghiệm 1 thứ mới hoàn toàn so với việc uống sữa trước đó. Nếu cha mẹ bỏ lửng chuyện ăn uống của con và cho con uống sữa bù, sẽ làm trẻ không có đủ trải nghiệm để phát triển đúng. Do đó, bạn nên cho con ăn đúng bữa để tạo thói quen tốt về ăn uống. Nếu trẻ đang biếng ăn thì có thể giảm khẩu phần 30-50% và tăng thêm số bữa hoặc những thực phẩm cung cấp thêm năng lượng.
• Ngay ở giai đoạn chuyển tiếp từ sữa sang ăn dặm, bạn nên cho trẻ ăn dặm bằng dạng bột nhuyễn,mịn đầu tiên để trẻ có cơ hội thích nghi dần dần cũng như phù hợp với hệ tiêu hóa vô cùng non nớt lúc này của trẻ. Về chọn bột ăn dặm, tổ chức First Step Nutrition, một tổ chức chuyên nghiên cứu và giáo dục cha mẹ trong nuôi dạy trẻ tại Anh Quốc từng chia sẻ một vài tiêu chí quan trọng như sau:
  • Thành phần phải là thực phẩm hoàn toàn từ tự nhiên (VD, rau, củ, quả, gạo…) không chứa chất bảo quản, phụ gia, gia vị và có những chứng nhận về chất lượng và an toàn cho trẻ nhỏ.
  • Cấu trúc nên nhuyễn mịn để phù hợp cho khởi đầu ăn dặm của trẻ.
  • Được sản xuất từ công ty uy tín và có thâm niên trên việc sản xuất thực phẩm cho trẻ nhỏ để hiểu về nhu cầu, sở thích và mùi vị của trẻ. Nhiều bạn chắc hẳn cũng đã nghe về thương hiệu HiPP rồi phải không? Câu chuyện bột ăn dặm HiPP là xuất phát từ một người bố, đó là ông Joseph HiPP- chủ tịch đầu tiên- khi đó ông đang băn khoăn làm sao giúp 2 đứa con sinh đôi của mình đang trong giai đoạn ăn dặm, và ông đã nảy ra ý tưởng dùng bột bánh mì khô trộn với sữa để làm ra món bột nhuyễn mịn cho các con. Khởi đầu bằng tình yêu, và cho đến nay tập đoàn này cũng đã phát triển thêm rất nhiều sản phẩm khác, trong đó bột ăn dặm HiPP Organic vẫn là một trong những sản phẩm được yêu mến nhất. Bột HiPP có cấu trúc nhuyễn mịn cùng chất lượng Organic cao cấp, đạt chuẩn hữu cơ của Liên Minh Châu Âu và từng được tổ chức uy tín Euromonitor International công nhận là Thương hiệu số 1 Thế Giới về thực phẩm hữu cơ dành cho trẻ em.

Kiên nhẫn là chìa khóa thành công

Khi trẻ ở độ tuổi 1-3 tuổi, việc bé không ăn một vài dịp, thậm chí kéo dài 1-2 tuần là thông thường ở độ tuổi này. Bạn nên bình tâm, không gì lo lắng và xem xét các vấn đề sau:
*Xem xét bao nhiêu lượng bé ăn lặt vặt trong ngày hoặc do tâm lý sợ bé đói, bạn đã cho bé ăn thêm những món nào? Viết ra giấy. Đôi lúc viết xong bạn sẽ biết được rằng trẻ ăn nhiều hơn bạn nghĩ.
*Nếu thực sự trẻ không ăn gì, kể cả món lặt vặt thì bạn nghĩ lượng sữa bé uống 400-500ml là cân bằng với độ tuổi của trẻ chưa? Để trả lời, bạn cũng cần xem xét thêm trẻ có uống gì khác ngoài sữa, ví dụ như nước ép trái cây, ăn dưa hấu chẳng hạn.
Cha mẹ được khuyên là nên bình tĩnh, thư thái về vấn đề không chịu ăn món này món kia của trẻ. Cha mẹ vẫn cứ kiên nhẫn giới thiệu lặp lại trong bữa ăn của trẻ, thay đổi mì, nui, bún (khi bé không thích cơm cháo), thay đổi màu sắc, hình dạng các món … Nếu có dịp thì khuyến khích bé cùng bạn trang trí dĩa thức ăn, hoặc cho bé chọn món ăn bé bỏ vào dĩa. Không nên tăng lượng sữa nhiều hơn 500ml/ngày. Những ngày không chịu ăn sẽ sớm qua đi một cách nhẹ nhàng và trẻ sẽ ăn trở lại nếu trẻ không thấy áp lực nào từ cha mẹ.

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây