Cách đơn giản để phòng ngừa và trị sún răng cho trẻ

Cách đơn giản để phòng ngừa và trị sún răng cho trẻ

Sún răng là tình trạng hay gặp ở trẻ, thường từ 1 – 3 tuổi. Ngoài những hậu quả là răng bị mòn dần, thì đa phần các bố mẹ lại không nắm rõ những hậu quả ẩn sau hiện tượng này, do đó đã không biết cách phòng ngừa cũng như tập trung điều trị cho trẻ khi thấy trẻ bị sún răng.

Sún răng ảnh hưởng tới bé như thế nào?
Sún răng ảnh hưởng tới bé như thế nào?

Sún răng ở trẻ có nguy hiểm không?

Thông thường, trước khi răng vĩnh viễn mọc lên, bố mẹ thường không quá coi trọng việc chăm sóc sức khỏe răng lợi cho trẻ, trước tình trạng sún răng hay sâu răng thì nhiều cha mẹ coi đó là bình thường. Chị Mai (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: “Tình trạng sâu răng của bé nhà mình bị lâu rồi, từ khi cháu 3 tuổi. Khi nhận thấy răng cháu bị sâu, gia đình cũng chưa cho cháu đi khám ở bệnh viên hay nha sĩ gì, vì nghĩ đó cũng bình thường. Hôm nay vô tình có buổi khám miễn phí thì tôi đưa cháu đến thôi”. Hay một phụ huynh khác tại Hà Nội chia sẻ: “Cháu sắp đến tuổi thay răng rồi, đợi thay răng hết thì đi điều trị cả thể, hồi xưa anh trai của cháu cũng bị sâu răng như cháu bây giờ mà, nên gia đình quen rồi”.

Thực tế, việc chăm sóc răng lợi cần được quan tâm ngay từ khi trẻ vẫn còn nằm trong bụng mẹ, lúc này nếu sức khỏe răng lợi của mẹ kém sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến em bé: Bị sinh non, sinh ra bị nhẹ cân, và quan trọng sẽ bị nhiễm vi khuẩn sâu răng từ mẹ truyền qua.

Sún răng là một tình trạng hay gặp ở trẻ 1 – 3 tuổi, nguyên nhân là do bé ăn thường xuyên quá nhiều các loại thức ăn có hàm lượng đường cao và tính bám dính mạnh nên dễ lên men, sinh ra acid phá hủy men răng.

Răng sữa tồn tại trong khoang miệng, nếu bị sún chúng cũng mang những vi khuẩn có hại làm ảnh hưởng đến không chỉ chiếc răng mà còn ảnh hưởng đến nướu và răng vĩnh viễn.

Xem thêm: Làm gì khi răng sữa của trẻ bị sâu?

Khi răng sún bị mòn dần, tủy sẽ bị hở, ngà răng sữa bị lộ khiến cho bé cảm thấy khó chịu và đau nhức khi ăn uống. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, làm bé dễ quấy khóc, biếng ăn.

Sún răng có thể làm bé quấy khóc, biếng ăn.
Sún răng có thể làm bé quấy khóc, biếng ăn.

Ngoài ra, khi răng của bé bị mòn do sún, đặc biệt là răng cửa, bên cạnh sự mất thẩm mỹ thì nghiêm trọng hơn là trẻ có nguy cơ bị nói ngọng. Thực tế cho thấy, rất nhiều bé bị sún răng nặng sẽ khó phát âm chuẩn nên thường ngọng hơn các bé khác.

Đặc biệt, việc bị sún răng có thể sẽ làm thay đổi tiến trình mọc răng chuẩn của bé, dẫn đến những sai lệch của răng vĩnh viễn về sau. Nguyên do là khi răng sún, nguy cơ chiếc răng này sẽ bị hỏng sớm, lợi cũng sẽ đóng kín nhanh hơn trước khi răng vĩnh viễn tại vị trí này kịp mọc. Do đó, khi răng vĩnh viễn mọc sẽ gặp phải nhiều khó khăn, có thể mọc lệch và gây đau cho trẻ.

>>Tìm hiểu thêm: Sâu răng hàm ở trẻ em – Tưởng đơn giản nhưng vô cùng nguy hiểm

Cách đơn giản giúp trẻ phòng ngừa và trị được bệnh sún răng

Vệ sinh răng cho bé

Khi chiếc răng đầu tiên của bé nhú lên là lúc mẹ cần chăm sóc đặc biệt hơn cho răng sữa. Ban đầu mẹ có thể vệ sinh chiếc răng sữa của bé bằng khăn gạc mềm. Tốt nhất là tạo thói quen hàng ngày vệ sinh răng cho bé vào mỗi sáng sớm và sau mỗi bữa ăn. Sau khi bé ăn nên cho uống nước ngay để rửa trôi thức ăn vừa giúp sạch răng lại giúp sạch họng phòng được viêm họng cho bé.

Chải răng cho bé

Khi bé 2 tuổi, hàm răng đã tương đối hoàn chỉnh, bé đã ăn được cơm và ăn được rất nhiều các loại thức ăn của người lớn vì vậy hàm răng cần được chăm sóc cẩn thận hơn. Bé cần được chải răng bằng kem có chứa Fluor để ngừa sâu răng.

Khi bé được 3 tuổi thì bố mẹ nên tập cho bé tự chải răng đúng cách (chải răng dọc từ chân răng xuống, chải đủ 3 mặt trong – trên – ngoài ít nhất là hai lần vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.

Chải răng đều đặn để ngừa sún răng cho bé
Chải răng đều đặn để ngừa sún răng cho bé

Cho bé khám răng

Tốt nhất là nên cho bé khám răng định kỳ 3-6 tháng/lần. Với những bé đã bị sún răng, răng sữa lung lay sớm thì mẹ cần đưa bé đến khám ở chuyên khoa răng hàm mặt tại các bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán chính xác và đưa ra các biện pháp cần thiết để tránh hiện tượng răng bé mọc chen chúc, mọc lệch sau này.

>Tìm hiểu thêm: Hiểu hơn về sâu răng ở con trẻ

Giữ gìn thành quả của việc: Chải răng, vệ sinh răng hay khám răng thường xuyên.

Nếu các bậc phụ huynh thực hiện đều ba bước trên thì rất tốt. Tuy nhiên, con trẻ thường thích ăn đồ ngọt: Kẹo, bánh, sữa,… chỉ có thể hạn chế ở mức nào đó chứ không thể kiểm soát sát sao được. Bởi vì với trẻ từ 6 tháng, trẻ thường có thói quen đi ngủ với bình sữa, nhiều trẻ có thói quen ngậm cơm, ngậm thức ăn lâu ,… Vậy có cách nào khắc phục được khó khăn này?.

Ngay sau khi bé hoàn thành việc đánh răng, mẹ có thể thưởng cho bé viên ngậm IgYGate DC-PG giúp giảm nguy cơ về sâu răng và viêm nướu.

Khi ban đêm, việc tiết nước bọt ít hơn ban ngày, vì thế vi khuẩn hoạt động mạnh hơn, chải răng chỉ làm giảm chứ không thể nào loại bỏ hết được vi khuẩn có hại. Do đó, việc sử dụng thêm kháng thể IgY ngay sau đánh răng có tác dụng ức chế và làm số lượng vi khuẩn có hại S. Mutans – tác nhân chính gây sâu răng xuống mức thấp, giúp bảo vệ răng, giúp tăng cường sức khỏe răng và lợi.

Xem thêm: Trẻ bị sâu răng, sún răng, bố mẹ có thể làm gì?

 

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây