CÁCH CHĂM SÓC DA TRẺ KHỎE MẠNH TRONG MÙA KHÔ LẠNH

CÁCH CHĂM SÓC DA TRẺ KHỎE MẠNH TRONG MÙA KHÔ LẠNH
CÁCH CHĂM SÓC DA TRẺ KHỎE MẠNH TRONG MÙA KHÔ LẠNH
Bạn biết không, theo Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Mỹ mỗi khi thời tiết lạnh, khô và gió làn da trẻ dễ bị tổn thương hơn người lớn chúng ta nhiều. Trước khi thấy các biểu hiện như khô, nứt da, da đỏ kích ứng, sưng ngứa khó chịu thì da trẻ đã bị tổn thương từ trước. Đó là bởi vì da trẻ không chỉ mỏng hơn da người lớn mà còn dễ bị mất nước gấp 5 lần so với người lớn. Hơn nữa, trẻ cũng còn quá nhỏ để nói cho mẹ biết sự khó chịu mà trẻ đang gặp phải
Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Mỹ từng nhấn mạnh việc cần giữ cân bằng độ ẩm cho làn da trẻ, đặc biệt trong những ngày khô lạnh là quan trọng

CÁCH CHĂM SÓC DA TRẺ KHỎE MẠNH TRONG MÙA KHÔ LẠNH

1. Trẻ chỉ nên tắm không quá 10 phút/ lần. Nhiệt độ không quá nóng. Có thể thử độ ấm của nước bằng khuỷu tay. Nước quá nóng và thời gian tắm quá lâu đều có ảnh hưởng đến độ ẩm của da trẻ.
2. Cung cấp thêm độ ẩm cho da trẻ bằng việc thường xuyên thoa kem dưỡng ẩm cho trẻ. Việc thoa kem dưỡng ẩm nên làm khi da còn ẩm như sau khi trẻ tắm xong.
Khi lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da cho trẻ như sữa tắm và kem dưỡng ẩm nên chọn loại được khuyên dùng từ các bác sĩ nhi khoa và ưu tiên loại đáp ứng 5 điều dịu lành cho da, bao gồm: lành tính, mềm mượt, giữ ẩm, không kích ứng và che chở màng ẩm tự nhiên. Một số thành phần tốt cho độ ẩm và bảo vệ làn da cho trẻ như hoa cúc Calendula hữu cơ có tính kháng khuẩn, kháng viêm bảo vệ da bé khỏe mạnh. Ngoài ra nó còn giúp duy trì độ ẩm và làm dịu da, vỗ về những nốt kích ứng. Glycerin và Panthenol giúp làm dịu và phục hồi da khi da bị kích ứng. Thêm vào, dầu hướng dương và dầu hạnh nhân: giúp cấp ẩm, dưỡng ẩm, thường có trong sữa dưỡng ẩm giúp nâng cao hiệu quả duy trì độ ẩm đến 24h.
3. Duy trì độ ẩm phòng của trẻ từ 30%-50%
4. Do độ dày lớp sừng của da trẻ chỉ khoảng 60% độ dày lớp sừng của da người lớn. Lớp sừng này giữ chức năng như rào cản các tác nhân kích thích trên da. Vì vậy, khi gặp các tác nhân kích thích, da trẻ nhỏ thường dễ bị kích ứng, gây viêm, ngứa, và khó chịu cho trẻ. Do đó, nên hạn chế đưa trẻ đến chỗ đông xe cộ, đông người, đặc biệt nơi có nhiều khói xe hoặc khói thuốc lá.
5. Hạn chế cho trẻ ra ngoài vào các giờ có tia UV mạnh nhất trong khoảng 10 giờ sáng -2 giờ chiều. Khi ra ngoài, trẻ nên đội thêm nón và thoa kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là 30.

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây