Bệnh Cúm là bệnh truyền nhiễm gây dịch có khi gây đại dịch, do virus Cúm (Orthomyxovirus) gây nên. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Khi bị cảm cúm, người bệnh có biểu hiện sốt, đau đầu, đau mỏi người, đau họng, ho, sổ mũi, tức ngực. Vậy bệnh cúm có nguy hiểm không? Cùng Igygate trả lời câu hỏi trong bài viết dưới đây.
Bệnh Cúm rất nguy hiểm
Nhiều trường hợp bệnh thường diễn biến tự khỏi sau khoảng 7 – 10 ngày nhưng mệt mỏi và ho có thể kéo dài vài tuần. Một số trường hợp, đặc biệt ở người già, phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, những người có bệnh mạn tính từ trước hoặc suy giảm sức đề kháng. Bệnh có thể tiến triển dẫn đến viêm phổi nặng gây suy hô hấp và các cơ quan khác, gây tử vong.
Những ai dễ mắc Cúm?
Đối với bệnh Cúm ở người thì tất cả những người khi tiếp xúc với người bệnh cúm đều có khả năng mắc bệnh. Một người có thể bị mắc lại cúm khi bị nhiễm tuýp cúm mới. Đối với cúm gia cầm như H5N1 hay H7N9… những người tiếp xúc với gia cầm sống như người chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu hủy gia cầm ốm chết hoặc ăn tiết canh có thể mắc bệnh cúm gia cầm. Bệnh thường nặng và khả năng tử vong rất cao.
Làm thế nào để phòng ngừa và điều trị Cúm hiệu quả?
- Tiêm phòng vắc xin Cúm để phòng bệnh cúm mùa như cúm A (H3N2, H1N1 đại dịch 2009), cúm B đặc biệt cần thiết với các đối tượng dễ bị nặng khi mắc cúm như đã nêu ở trên.
- Hạn chế đến những nơi đông người khi có dịch cúm cần. Cần mang khẩu trang, thường xuyên rửa sạch tay, khi tiếp xúc với người nghi mắc cúm cần phải theo dõi các dấu hiệu biểu hiện bị bệnh cúm để đến gặp bác sĩ thăm khám kịp thời.
- Giữ gìn sức khỏe, tránh bị nhiễm lạnh, thường xuyên vệ sinh răng miệng, súc họng bằng nước muối hoặc các dung dịch sát khuẩn thích hợp.
- Thường xuyên sử dụng kháng thể đặc hiệu IgY đặc hiệu ức chế virus Cúm để ngăn ngừa vi rút Cúm xâm nhập vào niêm mạc đường hô hấp. Phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ nhỏ cũng có thể sử kháng thể này dạng ngậm này.
- Khi ngi ngờ mình bị mắc cúm (bị sốt >38 độ C, đau đầu mỏi người, ho, hắt hơi, chảy mũi cần đến bệnh viện ngay để được bác sĩ khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, sử dụng thuốc điều trị cúm đặc hiệu sớm trong 2 ngày đầu mới có kết quả tốt, đồng thời theo dõi phát hiện sớm các biến chứng để hỗ trợ kịp thời.
Tiêm Vắc xin Cúm có đảm bảo bảo vệ 100% không?
Vắc xin Cúm lưu hành hiện nay chứa kháng nguyên các chủng cúm mùa (Cúm B, Cúm A H3N2, cúm A H1N1) có thể bảo vệ bạn không mắc các chủng cúm trên trong 1 năm vì vậy cần tiêm nhắc lại hàng năm nhưng tác dụng bảo vệ không thể đạt 90%. Đối tượng cần được ưu tiên tiêm phòng cúm là người từ 60 tuổi trở lên, người mắc các bệnh mạn tính, phụ nữ trước mang thai 3 tháng. Hiện vắc xin phòng cúm gia cầm H5N1, H7N9 còn đang trong quá trình nghiên cứu.
Nếu đã tiêm vắc xin cúm rồi có cần biện pháp phòng ngừa nào nữa hay không?
Khi đã tiêm vắc xin phòng cúm vẫn cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa như đã nêu ở trên.
Trên đây là câu trả lời của chúng tôi cho câu hỏi Bệnh cúm có nguy hiểm không? Hy vọng đã cung cấp được những thông tin hữu ích cho bạn.