BẠN ĐANG DẠY CON THEO LỐI TƯ DUY MỞ HAY TƯ DUY ĐÓNG

BẠN ĐANG DẠY CON THEO LỐI TƯ DUY MỞ HAY TƯ DUY ĐÓNG
BẠN ĐANG DẠY CON THEO LỐI TƯ DUY MỞ HAY TƯ DUY ĐÓNG

Tư duy mở hay còn gọi là tư duy phát triển là cách dẫn trẻ trực tiếp đến sự thành công và hạnh phúc sau này của trẻ vì nó xây dựng cho trẻ 3 “bàn đạp” quan trọng, đó là:

  • Sự kiên trì
  • Sự tự tin và thoả mãn
  • Sự khiêm cung

Và Nhà Thiên Tài Albert Einstein là 1 ví dụ điển hình của phát triển tư duy mở.

Ngược lại, tư duy đóng là làm hạn hẹp tư duy của đứa trẻ vì chúng đang bị kéo xuống với 3 “khối nặng”, đó là:

  • Sự dễ bỏ cuộc
  • Sự tự ti và không hài lòng
  • Sự kiêu ngạo, ganh tị

NHỮNG CÁCH ĐỂ GIÚP BẠN PHÁT TRIỂN TƯ DUY MỞ CHO TRẺ VÀ TRÁNH LỐI TƯ DUY ĐÓNG KHI DẠY CON

Cách nhìn nhận năng lực của con

TƯ DUY MỞ

Cha mẹ tin rằng trẻ sẽ trưởng thành lên mỗi ngày nếu trẻ được phát triển và tôi luyện trong 1 điều kiện đầy yêu thương nhưng không quá dễ dàng, mà cần tự nhiên, nổ lực để trẻ tự khám phá khả năng của trẻ. Quan trọng ở đây không phải là trẻ đạt được gì, mà là trẻ học được gì, chơi vui như thế nào và bao nhiêu kinh nghiệm thất bại trẻ có.

  • Khuyến khích con đối mặt với thử thách: Cha mẹ khuyến khích con thử sức với những điều mới và chấp nhận rủi ro, ngay cả khi có thể thất bại. Họ coi thử thách là cơ hội để con học hỏi và trưởng thành.
  • Cho lời nhận xét công bằng và phản hồi giá trị cho nổ lực của con: Khi con gặp khó khăn, cha mẹ khen ngợi sự nỗ lực và quá trình cố gắng, thay vì chỉ tập trung vào kết quả cuối cùng. Họ giúp con hiểu rằng thất bại là một phần của việc học hỏi và không phải là dấu hiệu của việc thiếu khả năng. Ví dụ: Khi con mang về bài kiểm tra điểm thấp, thay vì chỉ trích, cha mẹ theo tư duy mở có thể nói: “Mẹ thấy con đã rất cố gắng. Chúng ta cùng nhau xem lại phần nào con chưa hiểu rõ để lần sau con sẽ làm tốt hơn nhé!”

TƯ DUY ĐÓNG

Cha mẹ tin rằng trẻ còn quá nhỏ để gặp quá nhiều khó khăn thử thách. Tất cả trẻ cần là hỗ trợ và bao bọc. Quan trọng đối với trẻ lúc này là được vui, kết quả thì để cha mẹ lo.

  • Né tránh thử thách: Cha mẹ có xu hướng bảo vệ con khỏi những thử thách và khó khăn, lo sợ rằng con sẽ thất bại hoặc cảm thấy không tự tin nếu không làm tốt ngay từ đầu.
  • Phản hồi với con: Khi con không làm tốt, cha mẹ có thể chỉ trích hoặc tỏ ra thất vọng, tập trung vào kết quả và cho rằng con không đủ khả năng, thay vì khuyến khích con tiếp tục cố gắng.

Ví dụ: Khi con mang về bài kiểm tra điểm thấp, cha mẹ theo tư duy đóng có thể nói: “Sao con lại làm bài kém thế này? Có lẽ con không giỏi môn này đâu.”

Cách nhìn nhận nỗ lực:

TƯ DUY MỞ:

Cha mẹ dạy con: Nỗ lực là yếu tố quan trọng nhất để đạt được thành công. Họ khuyến khích con nỗ lực không ngừng, bất kể kết quả cuối cùng là gì.

Ví dụ: Khi con cố gắng hoàn thành một bài tập khó, dù chưa đạt kết quả cao, cha mẹ theo tư duy mở sẽ nói: “Con đã rất cố gắng và học được nhiều từ bài tập này. Mẹ rất tự hào về sự kiên trì của con. Hãy tiếp tục cố gắng nhé!”

TƯ DUY ĐÓNG:

Cha mẹ dạy con: Nỗ lực chỉ cần thiết khi có khả năng dẫn đến thành công ngay lập tức. Họ có thể không khuyến khích con tiếp tục cố gắng nếu không thấy kết quả nhanh chóng.

Ví dụ: Nếu con không làm tốt một bài tập sau khi đã cố gắng, cha mẹ theo tư duy đóng có thể nói: “Có lẽ con không hợp với môn này. Đừng tốn thời gian cố gắng nữa.”

Cách nhìn nhận nhận xét của người khác:

TƯ DUY MỞ:

Cha mẹ dạy con: lời nhận xét là cơ hội để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ khuyến khích con lắng nghe, xem xét và sử dụng lời nhận xét để suy ngẫm, đánh giá và cải thiện.

Ví dụ: Nếu con nhận được phản hồi từ giáo viên về việc cần cải thiện kỹ năng viết, cha mẹ theo tư duy mở có thể nói: “Nhận xét này sẽ giúp con viết tốt hơn. Con thử áp dụng và xem mình tiến bộ thế nào nhé!”

TƯ DUY ĐÓNG:

Cha mẹ dạy con: Lời nhận xét là mối đe dọa đến giá trị cá nhân và nên tránh lời phê bình bằng mọi giá như dạy con nói dối, đổ thừa hay công kích lại. Họ cũng có thể dạy con bỏ qua hoặc phớt lờ những ý kiến tiêu cực.

Ví dụ: Nếu con nhận được phản hồi không tốt từ giáo viên, cha mẹ theo tư duy đóng có thể nói: “Con đừng để ý quá. Họ có thể sai, con chỉ cần làm những gì mình cho là đúng.”

Cách nhìn nhận sự thành công của người khác:

TƯ DUY MỞ:

Cha mẹ dạy con: Thành công của người khác là nguồn cảm hứng và là bằng chứng cho thấy ai cũng có thể thành công nếu nỗ lực. Họ khuyến khích con học hỏi từ những người thành công.
o Ví dụ: Khi con thấy bạn cùng lớp đạt thành tích cao, cha mẹ theo tư duy mở sẽ nói: “Bạn ấy đã làm rất tốt. Con cũng có thể đạt được điều đó nếu tiếp tục cố gắng và học hỏi từ bạn ấy.”

TƯ DUY ĐÓNG:

Cha mẹ dạy con: Thành công của người khác là mối đe dọa, có thể làm giảm giá trị bản thân. Họ có thể khiến con cảm thấy ghen tỵ hoặc thất vọng.

Ví dụ: Khi con thấy bạn cùng lớp đạt thành tích cao, cha mẹ theo tư duy đóng có thể nói: “Không sao, có thể con không giỏi như bạn ấy, nhưng điều đó không quan trọng.” hoặc “bạn ấy chỉ hơn điểm con 1 vài môn, cũng chẳng giỏi gì, kì sao con cố gắng học thêm mấy môn đó để giỏi hơn”.

Cách nhìn nhận về việc “hùa theo đám đông”

TƯ DUY MỞ:

Cha mẹ dạy con: Con nên tự tin vào giá trị cá nhân và suy nghĩ độc lập, thay vì chỉ hùa theo đám đông mà không suy nghĩ. Cha mẹ khuyến khích con đánh giá tình huống một cách khách quan và đưa ra quyết định dựa trên nguyên tắc và sự hiểu biết của mình, ngay cả khi nó khác biệt với số đông.

Ví dụ: Khi con bị áp lực phải làm theo bạn bè, cha mẹ có thể nói: “Con không cần phải làm theo mọi người nếu con cảm thấy điều đó không đúng. Điều quan trọng là con hiểu mình đang làm gì và tại sao lại làm như vậy.”

TƯ DUY ĐÓNG:

Cha mẹ dạy con: Có thể khuyến khích con hòa nhập với đám đông để tránh bị tách biệt hoặc cảm thấy kém cỏi so với bạn bè. Cha mẹ có thể ngầm chấp nhận việc con hùa theo người khác để giữ hòa khí hoặc để con cảm thấy được chấp nhận.

Ví dụ: Khi con cảm thấy áp lực phải làm theo bạn bè, cha mẹ theo tư duy đóng có thể nói: “Nếu đó là điều mà mọi người đều làm, thì con cũng nên làm để không bị khác biệt.”

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây