BẠN CÓ ĐANG HIỂU ĐÚNG NHỮNG GÌ CON TRẺ MUỐN?

Bạn có hiểu trẻ
Bạn có hiểu trẻ

BẠN CÓ ĐANG HIỂU TRẺ

Khi bạn la mắng, thậm chí đánh/khẽ tay 1 đứa bé khi nóng giận vì một hành động thái quá nào của bé, bạn có nghĩ “liệu bé có thực sự thay đổi hành vi tốt hơn sau đó không?

Thực sự, các bé dưới 3 tuổi không thể hiểu điều bạn đang “dạy dỗ” là như thế nào. Bé chỉ đang đọc được 1 điều là “không biết tại sao tự nhiên bạn lại hành động như vậy”. Việc ứng phó với điều này là bé sẽ cố gào thét và khóc nhiều hơn nữa với mục đích là dành lại tình yêu thương của bạn.
Nếu nhìn về khía cạnh tâm lý trẻ con, trẻ đang cố níu kéo lại cảm xúc yêu thương của bạn trước khi bạn hành động và lo sợ bạn không yêu thương bé nữa, chứ không phải bé lo sợ hay hiểu ra là bé đang làm sai chuyện gì. Do đó, việc gào thét và phản ứng của bé càng mạnh mẽ hơn.
Việc ứng xử với hành vi tâm lý này cần cha mẹ bình tĩnh và có 3 cách để có thể giúp bé “chịu lắng nghe”. Mỗi độ tuổi cần có 1 cách xử lý khác nhau. Tại sao? Tại vì ở mỗi độ tuổi lớn hơn, não bộ của bé sẽ phát triển 1 phần, trong đó quá trình nhận ra vấn đề là cần lập lại cách ứng xử của cha mẹ đến khi bé học được kỹ năng này. Một đứa trẻ học được tốt kỹ năng này từ cách dạy tốt và kiên nhẫn của cha mẹ sẽ giúp bé tự điều chỉnh hành vi tốt và phát huy được tính chất lãnh đạo trong mỗi bé khi lớn hơn.

3 KỸ THUẬT CỦA CHA MẸ GIÚP BÉ THAY ĐỔI HÀNH VI

KỸ THUẬT 1: Chuyển chú ý của bé sang 1 điều khác

Độ tuổi thích hợp: Có thể áp dụng hiệu quả cho các bé từ 3-15 tháng tuổi.
Tại sao nó hiệu quả? Độ tuổi này bé sẽ bắt đầu chia những vùng xử lý ngắn hạn. Điều này có nghĩa 1 hành động chỉ có thể lưu lại trong não bé 1 thời gian rất ngắn, có thể chỉ vài giây. Bé không thể nhớ việc bị chuyển chú ý sang 1 việc khác khi bé đang vòi vĩnh hay tỏ vẻ bực nhọc việc gì.
Tuy nhiên, bạn không được khuyên là gây chú ý bé bằng thiết bị điện tử (ipad/điện thoại/TV) bởi vì việc này sẽ lưu lại đủ lâu để tạo “1 thói quen”.
Khi nào phương pháp này không hiệu quả? Khi trẻ quá đói hoặc quá mệt vì khi này trẻ không phân bố đủ năng lượng để duy trì hoạt động phân tích não bộ. Trẻ chủ yếu dùng năng lượng ít ỏi cho việc duy trì thể chất trước.

KỸ THUẬT 2: Làm mẫu cho bé xem

Độ tuổi thích hợp: Từ 12 tháng tuổi

Tại sao nó hiệu quả? Giai đoạn này là lúc bé bắt chước những điều bé nhìn thấy như 1 bản năng. Trẻ thực sự không biết hành động như thế nào là đúng. Đừng xem việc bé cầm món đồ chơi quăng đi và tỏ vẻ thích thú là 1 hành động bé làm sai. Bởi vì, để làm hành động này, bé có thể trải qua 1 trong 2 điều kiện sau:

1. Bé đã từng vô tình làm vậy và được khuyến khích bởi cha mẹ. Lúc đó, có thể là ném 1 trái banh.

2. Bé nghĩ rằng thả rơi 1 vật thể là thú vị hơn việc cầm nó

Điều bạn cần làm là làm mẫu cho bé xem để bé biết là những vật dụng nào cần để lên bàn, những đồ chơi nào có thể ném.

Khi nào là tồi tệ? Khi bé lỡ ném vỡ /làm bể 1 món đồ nào đó bằng thủy tinh/sứ, bạn liền la bé và “dồn” hết sức lo lắng bé có sao không?, nhưng miệng luôn mắng/la bé. Khi đó, bé không biết cái gì là ứng xử đúng và sẽ phải làm gì. Cảm giác đó làm bé rất sợ và phản ứng lại là khóc và quấy rất nhiều. Nếu điều này xảy ra bé lớn thì bé sẽ “học cách nói dối” cho lần sau

Điều bạn cần làm là đơn giản hành động như sau: Chạy lại bên bé, và nói: cốc/bình đã vỡ rồi, con đưa cho mẹ xem tay nào! Lúc này khuôn mặt bạn nghiêm túc. Nếu không có mãnh vỡ nào, bạn bế bé sang 1 bên và nói: Con đứng đây đợi mẹ và mẹ sẽ dọn dẹp.
Hành động cho bé đứng một bên, mẹ không tỏ ra quan tâm nhiều tới bé, nhưng cũng không dọa nạt bé, bé sẽ học tự điều chỉnh cảm xúc này và nhận định được là “đang làm mẹ lo lắng”. Đây là cái mà bé cần phải được dạy.

KỸ THUẬT 3: Dành cho trẻ thời gian để suy nghĩ với số phút bằng chính số tuổi của bé.

Độ tuổi thích hợp: Từ 1 tuổi trở lên

Tại sao nó hiệu quả. Trẻ bắt đầu hiểu được cách nhận ra vấn đề. Do đó, khi trẻ bướng bỉnh, bạn ngưng sự bướng bỉnh của bé bằng hành động dứt khoát của bạn và cho trẻ thời gian tự suy ngẫm. Sau đó, là lúc bạn nói lại về hành vi của bé cho bé nghe.

Các chuyên gia cho rằng việc để trẻ có thời gian suy ngẫm là phương pháp giáo dục hiện đại không chỉ thể hiện sự tôn trọng suy nghĩ của trẻ, mà còn giúp trẻ trải nghiệm vấn đề. Thời gian đầu sẽ gặp nhiều phản kháng, nhưng việc xử lý bình tĩnh, cứng rắn và lập lại sẽ giúp bạn thành công và hơn hết giúp bé học được trải nghiệm của bé.

Notes

Kathryn P.L (2009) The first time you say no to your baby. American Baby Journal.

6 HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

  1. Bác ơi cho em hỏi là bé 22 tháng dạo này có biểu hiện ko hài lòng điều gì là tự đánh vào mặt mình rất nhiều . Ko biết hành động này có đáng ngại gì ko ah

    • Chào bạn, thực ra trẻ nhỏ không đủ ngôn ngữ để diễn đạt cảm xúc mình đang có và thường sử dụng các dạng phi ngôn ngữ như đánh, la hét, tự đánh mánh mình hoặc tự vò đầu, bức tai, thậm chí đánh, cào người khác. Cách khuyên nhủ cho trẻ hiểu hay la mắng trẻ, thậm chí khẽ tay đau không hiệu quả vì thực ra trẻ chưa nhận thức được hành vi của bản thân. Các đáp ứng này đôi lúc còn tạo cho trẻ nhận ra đó là cách lấy được sự chú ý của cha mẹ và tiếp tục sử dụng cho lần sau. Cách đáp ứng tốt nhất là cho trẻ thấy hành vi phi ngôn ngữ này là nhàm chán, thì trẻ sẽ dần tự bỏ nó. Do đó, với các hành vi không phiền phức (VD, tự cào, vò đầu, đánh bản thân) thì đơn giản bạn bỏ qua, cứ làm việc bạn đang làm hoặc cứ làm điều bạn cần làm với trẻ. Với các hành vi gây phiền phức (VD, đánh đau/càu cấu đau ai), bạn đơn giản nói giọng nghiêm là “Bin, mẹ đau, không được làm vậy”, sau đó không nói gì thêm, cũng không cần khuyên hay đôi co, và ngưng tương tác với trẻ trong 5 tiếng đếm thầm (1,2,3,4,5) hoặc cứ làm việc bạn đang làm, sau đó tương tác lại bình thường. Các đáp ứng trên sẽ tạo cảm giác nhàm chán về hành vi phi ngôn ngữ của trẻ đang dùng và trẻ sẽ tự bỏ nó sau đó. Thực ra đứa trẻ nào cũng rất thông minh. Khi trẻ nhận ra nó không hiệu quả gây chú ý mẹ mình, và nhàm chán thì sẽ biết cách không tự làm đau bản thân và tự bỏ nó như 1 điều hiển nhiên. Chúc bé vui khỏe

  2. Có nhiều lúc không kiểm soát được cảm xúc em hay mắng con vô cớ. Sau đó, nghĩ lại em thấy mình có lỗi với con quá. Nhưng hôm sau thấy con nghịch phá thì em lại vẫn quát mắng con. Em nên như thế nào để thay đổi ạ. Liệu con em có bị ảnh hưởng khi mẹ hay nóng tính không ạ

    • Chào bạn, não bộ của trẻ trước 6 tuổi rất linh hoạt, nghĩa là những trải nghiệm sau sẽ thay thế những trải nghiệm trước. Bạn chỉ cần cho trẻ hiểu bạn yêu thương, tôn trọng trẻ và cố gắng không lặp lại cho lần sau thì trẻ vẫn phát triển bình thường. Điều bạn có thể làm là bạn nên xin lỗi bé vào một dịp nào đó trong 1-2 ngày tới lúc bạn và bé đọc truyện cùng nhau hoặc tắm cho bé. Bạn chỉ cần ngồi hay bế trẻ để tầm mắt cả hai ngang bằng nhau, và nói “mẹ xin lỗi vì đã quát con [hôm qua]! mẹ yêu con nhiều”. Nếu lúc đó bé làm lỗi, lời xin lỗi của bạn vẫn cần vì đơn giản là bạn cho trẻ thấy mẹ cũng có lỗi vì đã quát con, nhưng song song đó bạn có thể nhắc lại tại sao mẹ không đồng ý, mô tả cái gì trẻ đã làm sai và hướng dẫn cách trẻ làm tốt hơn. Lời xin lỗi là một quy ước mới được lập ra giữa bạn và trẻ để cho trẻ hiểu sự tôn trọng của bạn dành cho trẻ. Bạn cũng nên dành 1 khoảng lặng vào 1 buổi tối nào đó để hồi tưởng lại về hành vi của trẻ trước khi la mắng. Điều này sẽ có ích rất nhiều trong kiểm soát hành vi ứng xử của bạn cho lần sau. Tôi nhớ có 1 bạn cũng từng tâm sự với tôi: “hồi nãy con em đang vui cái gì cứ nhảy tưng trên ghế nệm, em bực quá quát nó: “im ngay không!”, có vẻ con hết hồn, mà nằm lăn ra khóc tức tưởi gần 1 tiếng. Giờ nhìn con ngủ, nhưng em thấy hối hận lắm, do một phần mệt vì công việc, một phần không kìm được tức giận!”. Kỹ thuật hồi tưởng giúp người mẹ nhận ra “à có lẽ trẻ muốn chia sẻ niềm vui với mẹ mình”, liệu sự la mắng có tắt đi niềm vui, sự sáng tạo của trẻ không? Giá như mình hỏi trẻ, có thể đã có nhiều điều tích cực hơn xảy ra thay vì dùng la mắng kiểu hổ báo. Biết đâu trẻ của bạn cũng có thể sẽ có điều gì nói với bạn…Hồi tưởng là cách giúp bạn hiểu về quy trình và học cách làm tốt hơn cho lần sau. Chúc bé vui khỏe.

  3. nhờ bác sĩ tư vấn với ạ, bé trai 31m, 1 tuần gần đây bé có biểu hiện không hài lòng việc gì là la hét, khóc to, ném đồ (chỉ thường ném bạn gấu bông ghiền + mền ghiền từ giường xuống dưới đất) rồi nằng nặc đòi Mẹ ôm (khi Mẹ ôm thì sẽ bình tĩnh lại), rồi đòi Mẹ nhặt đồ đã vứt lên, Mẹ cũng đã giải quyết bằng cách để bạn khóc để giải toả dần cảm xúc, sau đó khi thấy bạn khóc nhỏ lại, cảm xúc dịu hơn thì sẽ ôm bạn để bạn bình tĩnh lại và giải thích cho bạn, cũng có lúc áp dụng cho bạn ngồi ghế suy ngẫm, nhưng bạn lại la hét, khóc lóc, nhảy lên người Mẹ và dạo gần đây thì bạn bám Mẹ hơn, làm nũng với Mẹ nhiều hơn, việc gì cũng phải Mẹ giúp bạn chứ nhất định ko chịu người khác khi có Mẹ ở nhà. Xin bác sĩ tư vấn giúp em cách giải quyết tốt hơn với ạ. Cảm ơn bác sĩ

    • hào bạn, thực ra trẻ nhỏ thường cảm thấy khó khăn trong việc diễn tả cảm xúc trẻ có, do ngôn ngữ bị hạn chế. Khi đó, trẻ thường “mượn” các dạng phi ngôn ngữ để diễn tả như dạng âm thanh (VD, la hét), dạng hành động (VD, tự đánh mình, hoặc đánh người khác như cha mẹ, bạn bè hoặc ném/đánh những “người bạn” như ở đây là gấu bông/mền ghiền). Việc bạn cần làm là cho trẻ thấy hành vi phi ngôn ngữ này là nhàm chán, không gây chú ý mẹ. Do đó, bạn không nên nhặt đồ bị ném, thậm chí khi trẻ yêu cầu. Hơn nữa, việc khuyên nhủ hay la mắng lúc này cũng không hiệu quả. Cách đáp ứng là đơn giản bỏ qua, cứ làm việc bạn đang làm. Nếu trẻ có hành vi khóc đòi nhiều hơn, thì bạn nên áp dụng luật ứng xử cho trẻ. Luật này nên nói cho trẻ trước và nên quy định rõ ràng điều gì không, điều gì nên làm khi tức giận, và hậu quả đi cùng và dĩ nhiên sẽ cần có phần thường. VD, nếu trẻ ném thì gấu bông đó sẽ vào 1 thùng giấy và trẻ sẽ không có nó đến ngày mai. Và phần thưởng, nếu trẻ làm tốt thì cuối ngày sẽ có 1 ngôi sao, 10 ngôi sao sẽ được dẫn đi chơi nhà sách chẳng hạn. Việc giới thiệu luật ở độ tuổi này để giúp trẻ hiểu về giới hạn và hiểu rằng tức giận là cảm xúc tự nhiên và không ai tránh khỏi, nhưng ném đồ, đánh “bạn” (ở đây là mềm/gấu bông) là không được phép dù bất cứ hoàn cảnh nào. Đứa trẻ luôn thông minh khi hiểu rằng hành vi trẻ làm không được đáp ứng, nhàm chán và có thể nhận 1 hậu quả không mong đợi, thì đứa trẻ sẽ biết cách làm tốt hơn cho lần sau. Song song đó, bạn nên giới thiệu trẻ về cảm xúc và ngôn ngữ để diễn tả cảm xúc trẻ có. VD, như dùng sticker mặt tức giận để thể hiện tức giận, nhưng mặt tức giận màu đỏ là rất tức giận .Khi biết dùng ngôn ngữ diễn đạt thì các dạng phi ngôn ngữ sẽ giảm dần. Về việc bám mẹ ở trẻ, bám mẹ là hành vi thông thường và sẽ giảm dần khi trẻ lớn dần. Nó thường xảy ra khi có 1 vài thay đổi trong sinh hoạt của trẻ như trẻ đi học lại hoặc được cho đi học, hoặc 1 thay đổi nào gần đây. Điều bạn cần làm là cho trẻ thấy bạn vẫn quan tâm, thể hiện sự yêu thương với trẻ khi trẻ cần. Và trẻ cũng hiểu rằng các giới hạn và luật lệ cũng được mẹ thực hiện kiên định và công tâm. Đó sẽ giúp trẻ phát triển lớn hơn. Chúc bé vui khỏe

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây