5 TIÊU CHÍ CỦA GIA ĐÌNH LÀM ĐỨA TRẺ LUÔN HẠNH PHÚC

5 TIÊU CHÍ CỦA GIA ĐÌNH LÀM ĐỨA TRẺ LUÔN HẠNH PHÚC
5 TIÊU CHÍ CỦA GIA ĐÌNH LÀM ĐỨA TRẺ LUÔN HẠNH PHÚC

5 TIÊU CHÍ CỦA GIA ĐÌNH LÀM ĐỨA TRẺ LUÔN HẠNH PHÚC

Người lớn chúng ta thường nghĩ rằng 1 đứa trẻ nếu sinh ra trong 1 gia đình không khá giả, ít có điều kiện sẽ thua thiệt hơn những đứa trẻ sinh ra trong gia đình có điều kiện. Đó là bởi vì người lớn chúng ta thường dùng những tiêu chí về vật chất để đo lường sự hạnh phúc cho 1 đứa trẻ. Tuy nhiên, sự hạnh phúc của trẻ lại không nằm ở những điểm này và nó cũng không phụ thuộc gia đình có điều kiện hay không.
Đây là 5 điều quan trọng mà mỗi người cha, người mẹ nên rèn luyện mỗi ngày để trẻ luôn cảm thấy được hạnh phúc, được yêu thương cũng như dễ thành công khi lớn:
1. Bạn có đủ bình tình khi dạy dỗ trẻ. Bạn không hay quăng ném cảm xúc bừa bãi, la mắng hổ báo với con cái. Ngược lại, bạn bình tĩnh, và sự lựa chọn khôn ngoan là lắng nghe, sử dụng các biện pháp giáo dục thay đổi hành vi hợp lý, nhưng cứng rắn trong các quyết định.
2. Bạn có cho trẻ không gian để thảo luận và tự do khám phá. Không phải cứ hở một tí là làm hết mọi thứ cho trẻ, kể cả chơi cái gì, chơi với ai, chơi ở đâu. Thay vào đó, bạn tin rằng trẻ sẽ biết cách chọn điều tốt nhất và sẽ dần học cách tự quản lý rủi ro. Cha mẹ chỉ cần quản lý vòng ngoài là được.
3. Bạn có dành thời gian chất lượng mỗi ngày với trẻ. Có 2 cặp vợ chồng, 1 cặp dại và 1 cặp khôn. Cặp khôn không có nhiều thời gian với trẻ, nhưng họ luôn thanh thủ dành khoảng thời ít ỏi của mình tạo trò chơi, đọc sách với trẻ, tương tác cùng trẻ… Cặp dại họ vẫn dành thời gian cho trẻ, thậm chí dẫn trẻ đi công viên, café nhưng hầu hết là họ mải chơi điện thoại và đứa trẻ cũng vậy. Sau khi những đứa trẻ lớn lên, đứa trẻ của cặp vợ chồng khôn thì thông minh và thành công, biết yêu thương cha mẹ mình và biết nuôi dưỡng và dạy dỗ con cái. Ngược lại, đứa trẻ của cặp vợ chồng dại thì cũng “thơ dại” như họ ngày nào trong nuôi dưỡng con cái.
4. Vợ chồng có dành thời gian yêu thương, quan tâm nhau.
5. Cha mẹ có dạy đứa trẻ về thất bại và chấp nhận cảm xúc này khi còn nhỏ. Việc trẻ tỏ ra tức giận hoặc khó chịu khi nhận được thất bại, đó là khá thông thường và không phải là hành vi xấu, nó chỉ đơn giản là trẻ chưa hiểu cách chấp nhận thất bại và kiểm soát cảm xúc khi nó bộc lộ. Khi đó, việc giáo dục, la mắng…chỉ làm trẻ bị nhốt vào cảm xúc, chứ không hiệu quả trong giáo dục trẻ. Điều cha mẹ cần làm là giúp trẻ chấp nhận cảm xúc của thất bại khi nó xảy ra và hướng trẻ đến tìm hướng giải quyết. VD, bạn có thể nói “Bin này, mẹ biết con không vui khi không gắn được vào điểm này, con thử xem khi đặt vào điểm khác sẽ như thế nào?” Cách chúng ta là thừa nhận cảm xúc trẻ có khi thất bại hơn la mắng hoặc dỗ ngọt vì đó là cách trẻ cũng học được về thất bại và cảm xúc của nó. Đây là bài học cũng quan trọng như những bài học về cố gắng và chiến thắng vậy. Khi đó, hướng trẻ đến giải pháp hơn là để cảm xúc dẫn dắt. Khi trẻ hiểu rằng chỉ khi có thái độ tích cực tìm kiếm giải pháp thì trẻ mới hiểu cách để thành công.
Còn bạn, bạn đã thực hiện được bao nhiêu tiêu chí trên?

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây