PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ TRONG GIA ĐÌNH

Bạn có cảm thấy khó hiểu với những vấn đề sau của trẻ
* Trẻ dạn dĩ khi ở nhà nhưng lại nhút nhát khi ra ngoài
* Không chịu chơi với các bạn, hoặc trẻ chơi thường hay giành, cắn, đánh nhau với bạn
* Trẻ có vẻ sơ sệt, thiếu tự tin khi ở lớp
* Khi không được điều gì trẻ khóc, la thậm chí đánh đau người khác….
Mặc dù bạn đã dùng nhiều cách từ khuyên nhủ, la, mắng… nhưng dường như đều không hiệu quả với trẻ.
Vậy làm sao chúng ta có thể giúp trẻ phát triển tốt những kĩ năng này?
Điều này được giải thích là do khi trẻ bước vào môi trường lớn hơn môi trường gia đình như lớp học, môi trường xã hội… nhận thức của trẻ bắt đầu nhận ra sự tồn tại của thế giới là không chỉ có bản thân mà còn có những người khác. Não bộ của trẻ đã hiểu trước đó, nhưng kỹ năng lại thiếu do ngôn ngữ chưa hoàn chỉnh để diễn đạt thứ trẻ nghĩ, trẻ chưa biết cách tương tác với người khác, trẻ thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề, trẻ không biết cách kiểm soát cảm xúc… Chính những điều này làm trẻ nhút nhát hoặc có cách hành xử chưa tốt là điều dễ hiểu. Việc khuyên nhủ, la mắng khi có vấn đề xảy ra hoặc nói khái niệm như “con nên làm như thế này, con nên làm như thế kia…” là không hiệu quả Mà điều mà chúng ta cần làm là hãy bắt đầu dạy trẻ về các kỹ năng xã hội ngay trong gia đình. Nghe có vẻ trừu tượng, nhưng đó là điều mà trẻ nên được học trước tiên khi trẻ bắt đầu nhận ra thế giới gồm bản thân trẻ và những người khác.
Dạy trẻ kỹ năng xã hội là cần thiết và nên làm. Tuy nhiên, dạy như thế nào? Đầu tiên bạn nên dạy trẻ cách để trẻ hiểu và thực hành. Để hiệu quả, bạn nên cho trẻ có vai trò, đảm nhận trách nhiệm, thực hành kỹ năng giải quyết và trẻ sẽ học được kỹ năng đó.
Nó tưởng chừng như trừu tượng khó hiểu, nhưng khá đơn giản. Thực ra, chỉ là khi chơi với trẻ, bạn nên bắt đầu đóng vai “người bạn” của trẻ hơn là vai “cha mẹ”. Đặt mình là người bạn của trẻ, bạn sẽ tương tác theo cách người bạn của trẻ sẽ làm ngay tại nhà. Trẻ sẽ học và hiểu cách để phát triển các kỹ năng xã hội 1 cách tự nhiên
Đây là những cách bạn có thể tham khảo để giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội thông qua những hoạt động vui chơi thường ngày cùng trẻ:
1. Khi chơi cùng trẻ, bạn không bao giờ cho trẻ 1 sự ưu tiên nào vì “bạn của trẻ” không bao giờ ưu tiên cho con của bạn. Bạn phải thể hiện sự công bằng và rõ ràng, có thắng, có thua. Nếu con bạn tỏ ra giận, đòi hỏi, bạn không năn nỉ hay chiều chuộng vì không người bạn nào của con bạn sẽ đi năn nỉ hay chiều chuộng con bạn. Bài học trẻ nhận ra là: trẻ không luôn là trung tâm và ý trẻ muốn không thể là kết quả trẻ có.
2. Khi bạn thấy trẻ đang chơi cái gì 1 mình, bạn nên xin phép tham gia vào chơi cùng. “VD, trò này vui thế, cho mẹ chơi với con nhé.” Đừng bao giờ, bạn cố ngồi vào chơi hay đưa lời gợi ý từ bên ngoài. Lời xin phép là cần thiết để cho trẻ hiểu về sự tôn trọng. Thực ra chúng ta không thể mong đợi đứa trẻ khác thể hiện sự tôn trọng với trẻ, nhưng ít ra chúng ta dạy con chúng ta về 1 kỹ năng quan trọng: đó là tôn trọng người khác. Khi này có 2 trường hợp xảy ra.
• Trẻ cho bạn chơi: bạn tiếp tục hỏi tiếp: mẹ bắt đầu ở cái nào được con. Hay con chỉ mẹ nhé?
• Trẻ không cho bạn chơi. Bạn đừng cố nài nĩ để chơi mà nên kết thúc: “Ah, được rồi, vậy mẹ đợi dịp khác vậy”. Và có thể cho trẻ cơ hội chơi cùng bạn. “khi nào con chơi xong, mẹ có 1 trò này, nếu con muốn chơi nói với mẹ nhé, nó cũng vui đó” và khuyến khích đánh tay dạng high five để chốt dao kèo. Nếu không, không cần làm gì thêm. Điều này cho trẻ học được rằng: đôi lúc trẻ sẽ nhận được 1 đề nghị khác và liệu có đáng để trẻ thỏa hiệp.
3. Khi chơi với trẻ, bạn với trẻ phải thỏa hiệp rõ ràng luật chơi và thái độ đúng khi chơi. Thái độ đúng khi chơi nên quy định rõ như: không được đổ lỗi, không được ăn gian, không được giành lượt, thua có thể tức, buồn nhưng không đập phá, la hét… Nếu xảy ra, thì hậu quả như thế nào (VD, kết thúc trò chơi ngay lập tức). Càng rõ ràng, thì trẻ càng tuân thủ tốt. Nếu có sự vi phạm khi chơi, bạn nên nhấn mạnh lại luật chơi cũng như luật thái độ đúng.

CÁC TRÒ CHƠI DẠY TRẺ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG XÃ HỘI:

1. Trò chơi trật tự sắp xếp: Đưa ra một số đồ vật như bút chì, giấy, kẹo, đồ chơi, hộp bút chì… và yêu cầu bé chia sẻ chúng với bạn của mình theo một cách công bằng và hợp lý. Hướng dẫn bé trình bày ý kiến của mình và lắng nghe quan điểm bạn của mình để tìm ra giải pháp tốt nhất cho cả hai.
2. Trò chơi cảm xúc và trò chuyện: Hãy khuyến khích bé chia sẻ cảm xúc của mình về một tình huống nào đó, rồi hỏi bé cách bé sẽ giải quyết tình huống đó. Đồng thời, bạn cũng nên chia sẻ cảm xúc của mình về tình huống đó và cùng bé tìm ra giải pháp thỏa đáng cho cả hai.
3. Trò chơi giải quyết xung đột bằng vai trò: Hãy đóng vai của một nhân vật có xung đột với một người khác, rồi yêu cầu bé đóng vai của người giải quyết xung đột và tìm ra giải pháp cho tình huống đó. Trò chơi này giúp bé hiểu rõ hơn về quan điểm của những người khác và cách giải quyết xung đột một cách tốt nhất.
4. Trò chơi tìm ra những điểm chung: Hãy yêu cầu bé và bạn của mình đưa ra một số điểm khác nhau về một chủ đề nào đó. Sau đó, hãy khuyến khích bé tìm ra những điểm chung giữa hai quan điểm để tạo ra giải pháp thỏa đáng cho cả hai.

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây