NÊN DẠY TRẺ BIẾT YÊU THƯƠNG EM MÌNH TỪ KHI NÀO?

Nuôi dưỡng sự yêu thương giữa những đứa trẻ trong gia đình không phải đợi chúng lớn hoặc đợi cho đến khi đứa nhỏ được sinh ra rồi mới nói cho trẻ biết. Mà bạn nên làm từ khi bạn mang thai đứa nhỏ. Chúng ta có thể mắc phải 1 sai lầm và cho rằng đứa trẻ lớn sẽ chưa hiểu gì về sự hiện diện của em mình khi bạn mang thai. Vậy điều gì bố mẹ nên nói với đứa trẻ và nên chuẩn bị những gì cho bé lớn khi gia đình sắp có thêm thành viên mới.

Hãy để đứa trẻ lớn được nghe tin về việc “có em” từ chính bạn, thay vì người khác.

Chúng ta thường vô tình nghĩ rằng không cần thiết để nói hay kể chuyện này cho 1 đứa trẻ. Tuy nhiên, ngược lại vì đứa trẻ lớn rất mong muốn được biết về điều này hơn ai hết và tốt nhất nên đến từ mẹ mình. Bạn sẽ không muốn đứa trẻ được nghe tin này từ 1 ai đó vô tình nói cho trẻ nghe đầu tiên, thậm chí lấy đó để trêu trẻ kiểu như “Bin sắp ra rìa rồi, mẹ thương em bé thôi”. Trẻ nhỏ thường nghĩ các vấn đề là thật, đặc biệt khi cha mẹ chúng chưa cho chúng biết các thông tin này. Thay vào đó, người mẹ hãy là người đầu tiên cho trẻ biết về điều này. Đừng tạo 1 thông tin ngạc nhiên như hỏi thăm “con có thích có em không?” hay “nếu mẹ có thêm em thì con vui không?”, mà hãy làm cho nó thành 1 cuộc trò chuyện thông thường, đi thẳng vào điều muốn nói và thông báo như với 1 thành viên nào đó trong gia đình. Bạn đơn giản chỉ cần nói như “Bin này, sắp tới nhà mình sẽ có 1 thành viên mới, mẹ đang có em bé và con sẽ có em”.

Hãy cho đứa trẻ lớn là 1 phần của việc chào đón em mình.

Bạn có nghĩ nên nói tên của đứa em sắp chào đời cho đứa lớn (nếu bạn đã có 1 cái tên sẵn). Nếu có, hãy làm việc này. Đứa trẻ lớn cần hiểu về sự hiện diện của em mình. Bắt đầu bằng cái tên là 1 khởi đầu tốt và dễ để trẻ hình dung. Bạn có thể cho trẻ biết cả 2 tên (tên bé trai và tên bé gái) và giải thích cho trẻ hiểu rằng: mẹ cũng chưa biết con sẽ có em gái hay em trai, nhưng mẹ đặt tên cho em rồi, con tên Bin, nếu là em trai là… Nếu là em gái là… Cái tên là 1 khởi đầu tốt vì trẻ lớn sẽ bắt đầu hình dung về em mình như thế nào. Kế tiếp, hãy cho trẻ tham gia 1 phần các công việc mà bạn chuẩn bị cho bé nhỏ như đi mua quần áo, dọn chỗ để cái cũi, … Điều này giúp trẻ lớn hình dung về cách mà đứa em của mình sẽ hiện diện.

Cùng trẻ lớn lưu giữ kỉ niệm về đứa em.

Tôi không rõ bạn có thường lưu giữ các hình ảnh của bé nhỏ trước sinh ở từng tháng phát triển trong 1 lưu bút không. Nếu có, hãy cùng trẻ làm điều này. Bạn có thể để hình bé lớn ở góc trên mỗi trang để cho trẻ hiểu: ah cả bố mẹ và anh/chị đang trông đón em. Đây là cách bạn nuôi dưỡng tình yêu của bé lớn cho đứa em bé nhỏ của mình.

Không bao giờ nói lời chia rẻ, dù cố ý hay vô ý

Kiểu như “Bin mà hư, thì mẹ chỉ thương em thôi” hay “Bin không ăn ngoan, sau này có em, em ăn hết đó nha!” Thực tế, trẻ nhỏ trước 6 tuổi thường tin điều người khác nói (đặc biệt cha mẹ) là thật, không phải như người lớn chúng ta hiểu rằng đó chỉ là đùa. Dù là đùa, các câu nói chia rẻ là không bao giờ nên nói.

Khi bé nhỏ chẳng may mất, tôi biết bạn rất buồn và đau khổ.

Tuy nhiên, bạn vẫn phải cố lên và đừng quên cho bé lớn biết về điều này, đặc biệt bé lớn đã đi cùng bạn trong hành trình “trông đợi” em mình. Bạn chỉ cần nói đơn giản như “Bin ơi, mẹ rất tiếc em Tin mất rồi, em đã lên thiên đàng. Chúng ta cùng cầu nguyện cho em nhé!” và cho trẻ 1 cái ôm. Cái ôm này không chỉ là cho trẻ, mà cho cả bạn vì cả hai xứng đáng.

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây