1001 điều cần biết về bệnh sâu răng: Nguyên nhân, điều trị

Sâu răng
Sâu răng

Bệnh sâu răng là một bệnh phá hoại cấu trúc của răng, do một số loại vi khuẩn tạo axit gây ra (như Lactobacillus, Streptococcus mutan, Actinomyces). Các vi khuẩn này gây tổn thương cho răng trong môi trường có các carbohydrate lên men được, ví dụ như các loại đường sucrose, fructose, and glucose.

Cơ chế gây Sâu răng

Vi khuẩn S.mutans tiết ra ra một thành phần gây dính gọi là glucan không hòa tan hoạt động như một chất keo dính cho phép S.mutans bám vào bề mặt răng. S.mutans sản xuất ra glucan không hòa tan từ sucrose trong thức ăn bằng cách sử dụng men glucosyltransferase (GTase). Điều này giải thích tại sao việc chúng ta ăn các loại thực phẩm ngọt có thể dẫn tới sâu răng: vì chúng chứa rất nhiều sucrose (đường). Men GTase đóng vai trò chính cho phép S.mutans bám chắc chắn trên bề mặt răng.

Cơ chế gây Sâu răng
Cơ chế gây Sâu răng

Diễn biến của quá trình Sâu răng

  • Sâu men: Men bị tổn thương (mất khoáng), có thể có lổ sâu hay không có. Không đau nhức, thường không tự phát hiện được.
  • Sâu ngà: Lỗ sâu tiến triển đến ngà. Đau khi có kích thích (Cơ học, nhiệt độ…) và hết đau khi tác nhân kích thích chấm dứt.
  • Viêm tủy: Tổn thương lan đến tủy răng. Đau nhức dữ dội, nhất là khi nằm nghỉ ngơi (về đêm). Đau tự phát hay khi có kích thích và đau kéo dài khi tác nhân kích không còn.
  • Tủy chết: Tủy hoại tử, có mùi hôi đặc trưng. Bệnh nhân không đau.

Biến chứng

  • Nhiễm trùng chóp chân răng (abces quanh chóp, u hạt hay nang chân răng).
  • Viêm xương.
  • Viêm cốt tủy xương.
  • Viêm mô tế bào.
  • Viêm xoang hàm.
  • Viêm tắc tĩnh mạch xoang hang.

Nguyên nhân gây sâu răng thường gặp

Không đánh răng

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến sâu răng. Răng cần phải được làm sạch thường xuyên nhất là sau khi ăn và uống. Nếu không thực hiện đều đặn sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và có thể gây nên những biến chứng nặng nề.

Đánh răng không đúng cách

Đánh răng thường xuyên là một trong các cách bảo vệ răng miệng, tuy nhiên, đánh răng như thế nào thì không phải ai cũng nắm rõ. Việc đánh răng không đúng cách không những không ngăn cản được vi khuẩn xâm nhập, mà còn có thể gây tổn thương lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây bệnh viêm lợi nướu.

Thường xuyên ăn vặt, hay nhâm nhi

Nếu thường xuyên ăn nhẹ hoặc uống nước ngọt, acid có nhiều thời gian hơn để tấn công răng. Đây cũng là lý do vì sao cha mẹ được khuyến khích không để cho trẻ sơ sinh dùng bình chứa đầy sữa, nước trái cây hoặc các chất lỏng có chứa đường trước khi đi ngủ. Các chất trong nước giải khát sẽ ứ đọng lại trên răng, gây ra xói mòn.

Ăn một số loại thực phẩm, đồ uống dễ gây sâu răng

Một số lọai thực phẩm, đồ uống dễ gây ra sâu răng hơn những sản phẩm khác. Sữa, mật ong, kem, đường, socola, bánh cookies, kẹo cứng, ngũ cốc dễ dàng bám vào răng trong thời gian dài, có nhiều khả năng gây sâu răng hơn các loại thực phẩm dễ bị cuốn trôi bởi nước bọt.

Thiếu nước

Thiếu nước dẫn đến tình trạng khô miệng, thiếu nước bọt. Nước bọt có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sâu răng. Nó rửa sạch thức ăn và mảng bám răng. Các chất khoáng có trong nước bọt giúp chữa bệnh sâu răng sớm, hạn chế vi khuẩn phát triển và trung hòa các chất acid gây hại.

Nguyên nhân gây sâu răng thường gặp
Nguyên nhân gây sâu răng thường gặp

Hàm răng thô hoặc yếu

Qua nhiều năm hoạt động, răng có thể trở nên yếu và có dấu hiệu nứt, vỡ, các cạnh trở nên thô ráp. Điều này khiến vi khuẩn dễ dàng bám vào bề mặt răng, hình thành mảng bám khó loại bỏ.

Do sự tiếp xúc giữa người với người

Vi khuẩn gây sâu răng có thể được truyền người này qua người khác bằng cách dùng chung bát đũa, đồ dùng sinh hoạt hoặc hôn. Vi khuẩn có thể truyền qua đường miệng nếu không vệ sinh răng miệng thường xuyên.

Rối loạn tiêu hóa

Biếng ăn và ăn vô độ sẽ tạo môi trường lý tưởng cho sâu răng phát triển. Rối loạn tiêu hóa cũng ảnh hưởng đến cơ chế sản xuất nước bọt. Người bị rối loạn tiêu hóa thường có thói quen ăn uống thất thường khiến cho việc bảo vệ răng miệng càng khó khăn hơn.

Tụt nướu

Đây là triệu chứng thường gặp ở những người có tuổi. Khi nướu kéo ra khỏi hàm răng, mảng bám hình thành trên rễ của răng. Răng gốc tự nhiên sẽ bị bao phủ bởi một lớp gọi là cementum, các ngà răng sẽ trở thành mục tiêu của vi khuẩn và có thể bị mục nát, dẫn đến sâu  răng gốc.

Sâu răng không phải là căn bệnh đáng lo ngại như nhiều người nghĩ. Hiểu được nguyên nhân gây bệnh sâu răng sẽ giúp chúng ta có được các phương pháp phòng tránh và điều trị sâu răng hiệu quả cho bản thân cũng như mọi người trong gia đình.

Dấu hiệu của sâu răng

Hay mắc kẹt thức ăn ở kẽ hoặc bề mặt răng

Đây là một trong những biểu hiện thường gặp nhưng mọi người khi có dấu hiệu này không hề hay biết mình đã có thể bị mắc sâu răng. Kể từ lúc sâu răng, vi khuẩn tạo ra các lỗ trên bề mặt răng hoặc hai bên răng thì khoảng cách giữa hai chiếc răng được nới rộng ra, tạo điều kiện thuận lợi để thức ăn thừa kẹt lại những kẽ răng này. Một số người cảm thấy rất khó chịu khi thức ăn lọt vào kẽ răng và thường sử dụng tăm để tác động và vô hình chung đã tự làm trong bóc lớp men răng của mình.

Răng ngả màu sẫm

Đây là biểu hiện cho thấy răng đang gặp vấn đề về dinh dưỡng, do không được nuôi dưỡng bằng các chất cần thiết từ tủy. Sâu răng chính là một trong những nguyên nhân gây ra sự rối loạn trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cho răng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, răng có thể rụng vì thiếu dinh dưỡng.

Xuất hiện những đốm trắng đục trên răng

Khi răng khỏe mạnh, lớp men ngoài cùng của răng trong mờ và có thể nhìn thấy màu ngà bên trong. Những đốm trắng đục là những biểu hiện đầu tiên khi vi khuẩn sâu răng tấn công, hầu hết tất cả mọi người nhìn thấy nhưng đều bỏ qua dấu hiệu này. Họ không biết rằng quá trình sâu răng bắt đầu với việc các vi khuẩn làm mất các khoáng chất, đặc biệt là canxi trong men răng dẫn đến sự xuất hiện của những đốm trắng đục

Răng ê buốt

Răng ê buốt là cách gọi thông thường của hiện tượng quá cảm ngà hoặc triệu chứng ê buốt chân răng. Nếu khi ăn uống những đồ nóng, lạnh, ngọt, chua hoặc khi hít thở trong điều kiện không khí lạnh khiến cho bạn có cảm giác ê buốt hoặc đau răng thì nhiều khả năng sâu răng đã nặng tới tủy răng.

Dấu hiệu của sâu răng
Dấu hiệu của sâu răng

Hôi miệng

Một trong những biểu hiện của bệnh sâu răng là chứng hôi miệng. Trường hợp này được lý giải là do vi khuẩn xâm nhập, tấn công cấu  trúc của răng tạo thành những lỗ sâu li ti hoặc lớn trên răng. Những lỗ sâu này là nơi trú ngự của vi khuẩn và thức ăn dư thừa trên răng nên tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và sinh sản gây ra mùi hôi khó chịu cho khoang miệng.

Răng trở nên nhạy cảm hơn

Nghiên cứu của các nha sĩ Mỹ cho thấy răng chúng ta sẽ trở nên nhạy cảm hơn khi bị sâu răng, viêm lợi hoặc các bệnh răng miệng khác.  Người bệnh bị sâu răng thường hầu hết phải chịu những ê buốt khó chịu khi ăn những đồ cay nóng hay thậm chí là chua. Tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời thì sâu răng sẽ rất dễ trở nên nghiêm trọng hơn và gây ra những vấn đề răng lợi khác nữa. Vì vậy khi người bệnh có cảm giác răng mình nhạy cảm hơn so với bình thường hãy suy nghĩ ngay đến dấu hiệu của sâu răng để kịp thời xử lý.

Đau dữ dội khi cắn

Cũng khá giống với răng nhạy cảm tuy nhiên đau dữ dội khi cắn hoặc nhai là một dấu hiệu sâu răng nặng nề hơn bình thường của người bệnh. Lúc này sâu răng có thể ăn mòn đến tủy răng gây ra đau nhức khó chịu. Nhận biết dấu hiệu này. Người bệnh cần đến gặp ngay nha khoa có chuyên môn để đưa ra phương pháp phù hợp để kịp thời xử lý chiếc răng sâu để nó không gây ảnh hưởng xấu cho vùng răng lân cận.

Một số dấu hiệu răng không còn khả năng nhai

Khi sâu răng ăn dần đến tủy và chân răng bắt đầu hình thành mủ, điều này sẽ khiến cho một số người cảm thấy khó khăn khi nhai ở những răng có tình trạng trên. Đây là dấu hiệu hay gặp ở những người lớn tuổi.

Khi răng của bạn xuất hiện những biểu hiện trên, hãy chuẩn bị cho mình các phương pháp điều trị sâu răng hiệu quả. Cách tốt nhất là đến những cơ sở khám chữa bệnh nha khoa uy tín để chẩn đoán và chữa trị với sự tư vấn các bác sĩ chuyên khoa. Kháng thể IgY là một trong những cách được khuyên dùng để hỗ trợ giúp giảm nguy cơ các bệnh về răng miệng, đặc biệt là bệnh sâu răng. Cơ chế sử dụng kháng thể thụ động đặc biệt ức chế lại vi khuẩn gây bệnh sẽ giúp bạn có được một hàm răng chắc khỏe, nụ cười sáng bóng, tự tin mỗi ngày.

Sâu răng có nguy hiểm không?

Vi khuẩn sâu răng tích tụ trong miệng dẫn đến các vấn đề sức khỏe răng miệng nghiêm trọng, có thể gây ra một số các bệnh khác như bệnh tiểu đường và các vấn đề về hô hấp.

Sâu răng làm răng suy yếu

Khi răng sâu phát triển qua một thời gian dài, dần dần những chiếc răng này sẽ không còn khả năng ăn nhai chắc chắn như những răng không sâu. Chúng thường ê buốt khi bị tác động bởi thức ăn nóng, lạnh, chua… Điều này gây cản trở ăn uống, ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.

Bệnh tiểu đường

Khi vi khuẩn tấn công vào bề mặt của răng khiến men răng và ngà răng bị xâm nhập, xảy ra các kích thích bên trong khoang miệng làm suy yếu khả năng kiểm soát lượng đường trong máu của cơ thể. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc chuyển đổi đường thành năng lượng. Chính vì vậy mà nguy cơ tiểu đường của người bệnh ngày càng cao.

Để tránh nguy cơ bị tiểu đường do sâu răng gây ra, cần phải vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách, khám răng định kỳ ở những cơ sở khám chữa bệnh nha khoa uy tín.

Răng sâu làm suy giảm trí nhớ

Các nhà khoa học Na-uy đã chỉ ra rằng, tình trạng bộ răng của chúng ta có mối liên quan chặt chẽ tới khả năng ghi nhớ của bộ não. Khi răng bị sâu, một vùng trên não sẽ bị ảnh hưởng và giảm độ nhạy cảm của các vùng khác. Sâu răng khiến các động mạch não bị thu hẹp lại ảnh hưởng tới hoạt động của não. Các bệnh về răng ảnh hưởng đến trí nhớ và làm tăng nguy cơ bị lú lẫn ở người cao tuổi.

Sâu răng có nguy hiểm không?
Sâu răng có nguy hiểm không?

Gây khó khăn trong việc mang thai

Các nghiên cứu gần đây trên phụ nữ có thai cho thấy nguy cơ đẻ non  thai phụ sâu răng cao gấp 3 lần so với các sản phụ có sức khỏe răng miệng tốt. 25% phụ nữ bị sâu răng đẻ non trước tuần thứ 35. Do đó, phụ nữ sâu răng cần được phát hiện sớm để điều trị tránh được những hậu quả cho thai nhi sau này.

Sâu răng có thể gây ung thư

Sâu răng là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới ung thư vòm miệng.  Nếu sâu răng ăn vào tủy có thể gây nhiễm trùng lợi, lâu ngày sẽ biến chứng thành ung thư. Ngoài ra các bệnh như ung thư não, cổ, thực quản và ung thư phổi cũng có thể bắt nguồn từ sâu răng.

Bệnh viêm màng tim

Bệnh được y khoa gọi là viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, xảy ra khi vi khuẩn đi vào dòng máu, gắn vào nội mạc cơ tim và làm các van tim bị tổn thương.

Khi vi khuẩn xâm nhập vào nướu, tủy, sẽ theo đường máu gây nên các  bệnh về tim như viêm màng tim. tắc động mạch và đột quỵ.

Răng sâu làm rối loạn cương dương

Có khoảng 25% từng bị rối loạn cương dương và một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do sức khỏe răng miệng kém dẫn đến sâu răng. Rối loạn cương dương liên quan đến nhiều yếu tố , bắt nguồn từ các bệnh lý về tim mạch, tăng huyết áp mãn tính, tiểu đường, suy thận hoặc tổn thương trên cơ thể. Nhưng yếu tố tim mạch là chủ yếu và sâu răng lại ảnh hưởng tới vấn đề tim mạch của người bệnh.

Điều trị sâu răng

  • Tái khoáng phần bị sâu: dùng dung dịch gồm Calci, phospho và Fluor trám vào nơi răng bị sâu → áp dụng cho răng chớm sâu.
  • Nạo bỏ phần chân răng bị sâu → áp dụng cho mọi lỗ sâu răng, nhất là lỗ sâu rộng nhằm ngăn chặn sự phát triển tiếp theo của sâu răng.
  • Hàn trám lỗ sâu răng: dùng chất liệu hàn trám để hàn thật chắc vào răng để không lưu vi khuẩn và TĂ vào hốc sâu răng → ngăn chặn bệnh, khôi phục chức năng của răng, giữ thẩm mỹ cho răng.
  • Trong trường hợp sâu nặng nề có thể phải nhổ răng.
Điều trị sâu răng
Điều trị sâu răng

Nhổ răng hàm bị sâu có nguy hiểm không?

Nhổ răng là việc loại bỏ hoàn toàn chiếc răng đó ra khỏi xương hàm. Hiện nay với những kỹ thuật tiên tiến, nhổ răng hàm không ảnh hưởng đến dây thần kinh hoặc gây những biến chứng nguy hiểm như nhiều người nghĩ. Nhờ những phương pháp gây tê và tiệt trùng hiệu quả, nhổ răng hàm không gây đau đớn và viêm nhiễm sau này.

Răng hàm sâu sau khi được nhổ đi sẽ được thay thế bằng các phương pháp trồng răng, tái tạo lại hình dạng của răng để việc thực hiện chức năng nhai của hàm không bị gián đoạn. Thay thế răng bị sâu không chỉ đảm bảo cho sinh hoạt hằng ngày của người bệnh diễn ra bình thường mà còn đem lại tính thẩm mỹ, giúp cho công việc giao tiếp hằng ngày của họ không bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, quyết định nhổ răng hàm sâu hay không phải được nha sĩ chỉ định nhổ và chỉ thực hiện nhổ khi tình trạng đau nhức, sưng tấy không còn.

Phòng ngừa sâu răng

  • Chải răng đúng cách sau khi ăn, trước khi đi ngủ; dùng kem đánh răng có chứa Fluor.
  • Phụ nữ mang thai: bổ sung calci đầy đủ.
  • Khám răng, lấy cao răng: 6 tháng/lần.
  • Nước súc miệng chứa thành phần sát trùng để tiêu diệt vi khuẩn.

Tuy nhiên nước súc miệng cũng có nhược điểm là:

  • Không thể nào diệt được tất cả vi khuẩn gây sâu răng vì các vi khuẩn nằm trong mảng bám răng (Dental plaque), trong cao răng và trong những lỗ sâu răng sẽ khó bị ảnh hưởng của thuốc.
  • Không thể sử dụng thường xuyên được vì thuốc sẽ giết chết những vi khuẩn có ích trong môi trường miệng làm rối loạn và mất cân bằng miễn dịch của vùng miệng.

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây