8 CÁCH GIÁO DỤC MONTESSORI HAY ÁP DỤNG TẠI NHÀ DÀNH CHO CHA MẸ

8 CÁCH GIÁO DỤC MONTESSORI HAY ÁP DỤNG TẠI NHÀ DÀNH CHO CHA MẸ
8 CÁCH GIÁO DỤC MONTESSORI HAY ÁP DỤNG TẠI NHÀ DÀNH CHO CHA MẸ

Giáo dục Montessori nổi tiếng thế giới không phải chỉ giới hạn là công việc của những cô giáo dạy trẻ chỉ ở những trường Montessori, mà triết lý giáo dục của nó cũng quan trọng cho cha mẹ chúng ta có thể áp dụng ngay chính ngay tại căn nhà của mình. Có 3 triết lý quan trọng và 8 cách giáo dục của Montessori mà cha mẹ có thể áp dụng ngay tại nhà.

BA TRIẾT LÝ GIÁO DỤC QUAN TRỌNG

QUAN SÁT

Để biết trẻ cần gì, bạn cần đóng vai trò như người quan sát tốt. Tránh hiểu như giám sát. Giám sát là bạn giới hạn khả năng hoạt động và sáng tạo của trẻ, cho trẻ 1 môi trường siêu dễ dàng, không thử thách cho trẻ. Ngược lại, quan sát là cho trẻ sự tự do nhưng vẫn đảm bảo môi trường đủ an toàn cho trẻ khám phá. Sẽ có 2 cách giáo dục liên quan đến điều này.

Làm mẫu

Trẻ con có thể học cách bắt chước bạn, đôi lúc sự bắt chước của trẻ gây ra 1 vài rắc rối. VD, trẻ có thể nhìn bạn xếp dao nĩa vào khay chén, và bắt chướt làm nó. Lúc này, thay vì la mắng, thì đó là cơ hội tốt để làm mẫu cho trẻ. VD. Bạn hướng dẫn trẻ từng bước như ngồi xuống, cho trẻ 1 số muỗng đũa và chén để trẻ hiểu quy trình xếp vào khay như thế nào.

Xây dựng thói quen tốt

Trẻ con sẽ cảm thấy khó chịu khi phải làm theo cái mà trẻ được bảo, nhưng sẽ làm theo khi hiểu đó là việc làm hằng ngày. Dạy trẻ 1 thói quen tốt nên bắt đầu bằng việc cho trẻ học cách xây dựng nó mỗi ngày. VD, sáng thức dậy xếp chăn gối hoặc tắt TV sau 8 giờ tối.

LẮNG NGHE

Để hiểu trẻ suy nghĩ gì, bạn cần học cách lắng nghe tốt. Tránh hiểu như nghe cho có, hay gì cũng hứa. Lắng nghe là cách bạn bắt đầu cho trẻ hiểu 2 điều: thừa nhận ý kiến của trẻ và tôn trọng nó. Nó quan trọng vì trước 6 tuổi là giai đoạn trẻ học về bản thân trẻ. Khi đó, đứa trẻ hiểu rằng cha mẹ thừa nhận mình và tôn trọng mình thì đứa trẻ sẽ dễ dàng chia sẻ và tôn trọng cha mẹ mình sau này. Sẽ có 3 cách giáo dục nằm trong phạm vi này.

Rõ ràng cái gì được, cái gì không

Cách chúng ta thường mắc sai lầm là cái gì cũng được khi vui, khi buồn cái gì cũng không. Do đó, trẻ rất khó hiểu điều gì là được phép, điều gì không. Càng lớn trẻ càng khó chịu vì trẻ cảm thấy dường như cha mẹ không quan tâm đến suy nghĩ của trẻ, sự ương bướng và mâu thuẫn càng lớn khi trẻ muốn nhiều hơn. Cách giáo dục ở đây là rõ ràng từ sớm, nói 1 là 1, 2 là 2, cho là cho, không là không, đừng vì năn nỉ, hay thương con mà thay đổi. Nó cần như vậy, để trẻ hiểu về giới hạn. Khi trẻ lớn từ 2 tuổi, cần cho trẻ biết về luật và nguyên tắc. Trong đó, cái gì được, không được, hậu quả vi phạm, và phần thưởng khi làm tốt.

Cho thông tin, lời hướng dẫn dạng xây dựng; đừng phàn nàn hoặc ra lệnh

Nhiều cha mẹ nghĩ rằng quát tháo đứa trẻ, nó mới chịu nghe lời. Tuy nhiên kết quả là ngược lại, bạn càng năn nỉ, hoặc ra lệnh thì đứa trẻ càng khó bảo hơn. Tại sao? Đơn giản là đứa trẻ không được học về kỷ luật rõ ràng, lúc thì năn nỉ để làm, lúc thì quát tháo để làm. Do đó, bạn chỉ cần cho thông tin đúng là được. VD, đứa trẻ hỏi bạn về 1 điều gì đó dù đã hỏi nhiều lần? Lúc này đừng nói dạng như “mẹ bảo nhiều lần rồi mà”, bạn chỉ cần nói: cái này Bin hỏi mẹ rồi. Nhớ không? Và đơi trẻ đáp ứng và tiếp tục cho thông tin giúp trẻ xây dựng.

Hỏi trẻ về điều cần giúp

Đừng ngại khi làm điều này vì đó là 1 bài học bạn dạy trẻ. Không có gì xấu hổ khi hỏi ai đó giúp đỡ. Bạn có bao giờ thắc mắc là tại sao trẻ hay lăn ra khóc tức tưởi khi cố tự mặc quần áo mà mẹ chạy vào giúp ngay với trẻ? Thực ra, lúc này là trẻ gặp khó khăn thực sự, nhưng trẻ học về sự độc lập và chưa hiểu về ý nghĩa của việc cần giúp đỡ. Đó là cơ hội tốt thực hành điều này. Thay vì săn tay áo giúp đỡ trẻ ngay, thì hãy dừng lại và hỏi trẻ trước: “Bin, con có cần mẹ đỡ tay này cho con xỏ vào dễ hơn không?” Bạn sẽ nhạc nhiên là đứa trẻ rất vui vẻ tìm sự giúp đỡ của bạn. Nhưng, nếu trẻ không chịu, thì hãy tôn trọng và chờ dịp khác để cho trẻ sự giúp đỡ.

CHO NHẬN XÉT ĐÚNG

Để biết trẻ làm tốt hay chưa tốt, bạn nên là người công tâm và cho lời khen và nhận xét đúng về điều trẻ làm. TS. Maria Montessori từng nói: “Đừng bao giờ giúp đứa trẻ với việc mà nó cảm thấy mình có thể thành công.” Bài học quan trọng khi nhỏ mà đứa trẻ cần học, không phải là hạnh phúc ảo tưởng qua các lời khen sáo rỗng, các hoạt động được làm dễ, mà là hạnh phúc thực sự trên nổ lực từng bước trẻ trải nghiệm và thành công. Lời nhận xét đúng, thậm chí có thể dẫn trẻ đến 1 cảm giác buồn, không vui, nhưng quan trọng và có ích để trẻ trưởng thành hơn. Có 3 cách giáo dục trong phạm vi này

Cho lời cảm ơn chân thành, đúng

Văn hóa người Việt ít dùng từ cảm ơn và xin lỗi hơn người Phương Tây. Bạn biết không, đó là 1 cách giao tiếp tốt khi ai đó làm cho mình, thậm chí chỉ là 1 việc làm mình cảm thấy vui, thì nói lời cảm ơn là điều rất tốt. Ngược lại, xin lỗi là cách thể hiện 1 hành vi mình đang làm phiền ai đó. Với trẻ, khi trẻ làm 1 việc tốt, hay chạy lại giúp đỡ bạn, thì hãy nói cảm ơn trẻ. Và khi bạn nóng giận, la trẻ vô cớ thì hãy nói lời xin lỗi trẻ. Trẻ sẽ thầm cảm ơn bạn vì những cử chỉ này vì đứa trẻ khi nghe được những điều này lúc nhỏ sẽ trở nên tự tin hơn về cuộc sống.

Khen vào nổ lực trẻ làm

Tránh khen sáo rỗng như “Bin giỏi quá”, hay “con gái mẹ thông minh quá”, mà hãy khen vào điều trẻ làm được, nó giúp trẻ phát triển động lực tốt hơn. VD, Bin nè hôm nay con đi học ngày đầu nhưng không khóc, mẹ cảm thấy tự hào về con!

Cho nhận xét đúng, thật

Trẻ con nên học sự thành thật từ sớm. Khi bạn cho trẻ nhận xét, hãy nhận xét về điều trẻ làm được và điều trẻ chưa làm được. Trẻ có thể buồn vì điều này, cảm xúc này không thể chối cãi, và dần dần trẻ sẽ học cách chấp nhận và hiểu về thất bại. Khi đó, đứa trẻ sẽ hiểu cảm xúc hạnh phúc sẽ lớn hơn rất nhiều khi biết chấp nhận và vượt qua cảm xúc buồn chán trước đó do thất bại.

5 HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

  1. Chào các bạn, đây là những câu nói nổi tiếng của nhà giáo dục MARIA MONTESSORI trong nuôi dạy trẻ:
    1.Trẻ em luôn học từ những thứ xung quanh mình.
    2. Nếu đứa trẻ thường bị mắng nhiếc, chúng sẽ học cách kể tội người khác.
    3. Nếu đứa trẻ thường được khen ngợi, chúng sẽ học cách đánh giá cao người khác.
    4. Nếu đứa trẻ bị người khác tỏ ra thù địch, chúng sẽ học cách phản kháng lại.
    5. Nếu bạn trung thực với một đứa trẻ, chúng sẽ học được ý nghĩa của sự công bằng.
    6.Nếu một đứa trẻ thường bị chế nhạo, chúng sẽ trở nên nhút nhát.
    7. Nếu một đứa trẻ cảm thấy an toàn, chúng sẽ học được cách tin tưởng mọi người.
    8.Nếu đứa trẻ thường bị người khác làm cho xấu hổ, chúng sẽ học cách luôn luôn cảm thấy tội lỗi.
    9.Nếu một đứa trẻ thường xuyên được nhận những lời động viên, chúng sẽ biết tự tin vào bản thân mình.
    10.Nếu một đứa trẻ được nhường nhịn, chúng sẽ học được cách kiên nhẫn.
    11.Nếu một đứa trẻ nhận được sự hỗ trợ, chúng sẽ trở nên tự tin.
    12.Nếu một đứa trẻ được sống trong một thế giới của tình bạn, và cảm thấy rằng những người khác đều cần được như vậy, chúng sẽ học cách tìm kiếm tình yêu.
    13.Không bao giờ nói xấu về một đứa trẻ, dù chúng có ở đó hay không.
    14. Tập trung vào việc nuôi dưỡng sự tốt đẹp trong một đứa trẻ. Bằng cách đó, sẽ không còn chỗ trống nào cho cái xấu phát triển.
    15.Luôn luôn lắng nghe và giải đáp những thắc mắc, đòi hỏi của trẻ nếu chúng tìm đến bạn.
    16.Tôn trọng trẻ ngay cả khi chúng phạm lỗi. Chúng sẽ có thể sửa chữa sai lầm của mình nhanh nhất có thể.
    17.Luôn luôn sẵn sàng để giúp những đứa trẻ cần sự giúp đỡ và đứng ngoài lề khi chúng đã tìm thấy mọi thứ chúng cần.
    18.Hãy giúp trẻ làm chủ mọi thứ sớm. Điều này có thể được thực hiện bằng việc đảm bảo rằng thế giới xung quanh chúng tràn đầy tình yêu thương, hòa bình, và lòng nhân ái.
    19.Luôn thể hiện lối cư xử tốt đẹp nhất với trẻ. Hãy chỉ cho chúng biết cách trở thành hình mẫu tốt nhất mà chúng có thể..

  2. Chào a, a cho e hỏi vấn đề không liên quan đến bài viết. Mong được a giúp đỡ. Bé gái nhà e hiện 43 tháng, bé có những biểu hiện mắc cỡ e thẹn, điệu đà trước người khác, đặt biệt là bé trai. Bé đi học ở trường được Cô ghép cặp với bé trai ở lớp. Cả 2 rất vui vẻ khi chơi cùng nhau. Bé trai hay năm tay, tham gia hoạt động ở lớp cùng nha, gần đây là bé trai hay cặp cổ hôn bé nhà e, và những bé gái khác. Có hôm bé gái nhà e ngồi trước lớp đợi bé trai đến trường, khi nào đến mới chịu vào lớp. Không biết trường hợp này có ảnh hưởng gì k? Và nếu có thì sẽ như thế nào? E k biết phải xử lý ra sao, dạy cho bé những gì? Tìm những nguồn tài liệu, sách, truyện nào để đọc cho bé nghe? Mong được a giúp đỡ chỉ dẫn ạ. E rất cảm ơn.

    • chào bạn, câu hỏi của bạn rất lí thú. Có lẽ đôi lúc chúng ta cảm thấy lúng túng với những điều tưởng chừng là “tình yêu đầu đời” của con trẻ, nhưng thực ra nó khác cách chúng ta nghĩ. Thực ra, trẻ con thời nào cũng sẽ trải qua cái cảm giác này, đặc biệt từ 4-7 tuổi, độ tuổi này trẻ bắt đầu nhận ra sự khác biệt giữa bé trai và bé gái, và hiểu về cảm giác yêu thương. Khi đó, trẻ bị chia sẻ thời gian với cha mẹ và với hoạt động trên trường. Và lúc này trẻ cũng có cảm giác yêu thương với những ai gắn bó trên trường, gồm bạn bè, thầy cô… Nó không là tình yêu trai gái như chúng ta nghĩ, đó chỉ là một tình bạn và sẽ biến mất khi 1 hoạt động theo giới xuất hiện ở độ tuổi lớn hơn (tầm 8 tuổi), khi đó bé trai thích chơi hoạt động với các bé trai khác, và bé gái cũng vậy. Do đó, sự lo lắng là không cần thiết ở đây. Cách ứng xử là nên như thế này:
      1. Hỏi thăm một cách bình thường để hiểu suy nghĩ của con hiện tại.
      2. Bạn không cấm hay la mắng con, thậm chí có thể mời bé kia đến nhà chơi hoặc nếu gần nhà thì có thể tạo những lúc cho hai con chơi cùng nhau hoặc ăn kem cùng nhau. Khi đó, bạn và 2 bé trở nên khắn khít, dễ chia sẻ và bạn sẽ hiểu cả hai. Đó là 1 tình bạn tuyệt vời.
      3. Mọi hành vi hay ứng xử của 2 bé là bình thường. Và nó sẽ sớm kết thúc.
      Chúc bé vui khỏe

  3. Mình gặp tình huống là trẻ luôn luôn dùng câu “bố/mẹ/cô/bác có thể giúp con” làm cái này cái kia, mặc dù trẻ có thể hoàn toàn tự làm được. Mình nên xử trí tình huống này ntn ạ?

    • chào bạn, lúc này cần sự quan sát và lắng nghe của bạn, nếu điều đó trẻ có thể tự làm được, bạn nên bắt đầu cho trẻ hướng dẫn để trẻ làm. VD, Bin, được rồi, chúng ta sẽ làm thử, nào ngồi xuống đây, con nghĩ chúng ta sẽ làm gì trước… Đôi lúc việc nhờ giúp đỡ của trẻ không phải là do trẻ thực sự cần, đơn giản là trẻ muốn gây chú ý đến mẹ, bạn chỉ cần cho trẻ hiểu rằng: mẹ luôn quan tâm và sẵn sàng hướng dẫn và giúp trẻ cùng xây dựng. Khi đó, đứa trẻ dần hiểu rằng việc nhờ giúp đỡ để lôi kéo sự chú ý của mẹ là không cần thiết vì lúc nào mình cũng được mẹ hiểu thì trẻ sẽ bỏ thói quen đó. Chúc bé vui khỏe

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây