Trẻ luôn ghi nhớ những điều người cha đã làm như là bài học cho bản thân noi theo, chứ không phải trẻ sẽ làm theo điều họ dạy”. Nhà phát minh vĩ đại người Mỹ, Charles F. Kettering, từng chia sẻ trên Times 1933. Do đó, nếu bạn làm sai, con bạn có thể làm sai như bạn. Nếu bạn làm đúng thì con bạn sẽ làm đúng. Có những đức tính mà chính người cha vốn đã có và cần rèn luyện để bộc lộ và giúp những đứa trẻ thành công. Nếu bạn muốn đầu tư vào giáo dục của con thì trước hết hãy đầu tư vào bản thân mình, nghiêm khắc với chính mình.
“cây tốt thì sinh trái tốt, cây xấu thì sinh trái xấu vì xem quả thì biết cây”.
HỌ CHỈ NÓI KHI CẦN. KHI NÓI SẼ LÀM
Hầu hết đàn ông thường ít ngồi buôn chuyện đó đây, câu chuyện của họ thường xoay quanh 1 chủ đề. Sự phát triển của tự nhiên đã làm người đàn ông cứng rắn hơn, và chỉ làm để đưa qua quyết định. Kỹ năng này là cần thiết và vô cùng quan trọng vì xã hội cần hành động, thay vì chỉ lời nói.
HỌ ĐAM MÊ BẰNG LÍ TRÍ
Một nghiên cứu cho thấy đàn ông đam mê cái gì thường sử dụng lí trí để phán xét tốt hơn phụ nữ. Do đó, bạn có thể nhìn thấy họ có nhiều thú vui, nhưng trong thâm tâm họ chắc chắn họ biết cái nào là chính, cái nào là phụ. Họ tự phán xét được điều này, chỉ là họ chưa muốn quyết định. Cái khó nhất là họ bị chi phối lớn hơn bởi tham vọng.
Những đứa trẻ có thể học từ người cha những đam mê bằng phán xét. Đừng thắc mắc tại sao, con bạn thích tháo ráp xe hơi, thích cùng ba xem đá banh…
BẢN NĂNG BẢO VỆ GIA ĐÌNH
Dù bé trai hay bé gái, các bé đều có thể học được đức tính này của cha mình. Người đàn ông được lập trình sẵn 1 công thức là bảo vệ những người khác, điều này bao gồm gia đình của anh ấy trước khi lập gia đình và gia đình của riêng bản thân anh ấy sau lập gia đình. Do đó, bạn cũng nên chia sẻ và đừng để anh ấy rơi vào trạng thái khó xử giữa 2 gia đình, vì đối với anh ấy cả hai đều quan trọng.
KHÔNG THÍCH CHẤP NHẤT CHUYỆN BÉ TÍ
Người đàn ông họ thường có suy nghĩ lớn – đó là kết quả nghiên cứu khá thú vị của TS. Hirsh J., ĐH Toronto. Do đó, họ thường thoáng hơn và ít chấp nhất các chuyện linh tinh. Điều này có thể dễ hiểu vì sao họ thường có sự tập trung tốt hơn phụ nữ. Họ ít bị chi phối bởi những tiểu tiết nhỏ. Do đó, bạn không nên cằn nhằn với họ lặp đi lặp lại 1 vài chuyện nào đó. Một là họ cảm thấy bạn rất phiền và không còn quan tâm nữa, hai là họ cảm thấy bạn quá tiểu tiết và cũng không muốn chia sẻ với bạn. Một cách tốt hơn là cứ đưa vấn đề và cùng họ đưa hướng giải quyết. Họ được lập trình để giải quyết vấn đề, hơn là chỉ nghe cằn nhằn linh tinh.
LỜI HỨA
Chúng ta thường nghe rằng: Đàn ông sẽ không biết giữ lời hứa hoặc không trân trọng lời hứa.
Điều này là chưa hiểu đúng. Lời hứa của người đàn ông rất quan trọng. Nhưng hãy xem họ hứa vì điều gì. Nếu bạn muốn biết người đàn ông có sử dụng khả năng giữ lời hứa tốt hay không, hãy nhìn vào mắt anh ta và hỏi anh ta: Liệu anh có hứa với em điều này không? Nếu anh ta trốn tránh ánh mắt của bạn hoặc tìm 1 lí do để hứa đại thì không phải anh ta dùng khả năng này. Nhưng, nếu anh ta hứa với bạn với khả năng này thì anh ta sẽ làm cho bằng được. Đàn ông có thể hứa rất nhiều, nhưng đôi lúc họ không dùng khả năng giữ lời hứa của mình.
Bạn muốn anh ta dùng khả năng giữ lời hứa này thì hãy cho anh ta biết trách nhiệm mà anh ta sẽ nắm giữ. Trách nhiệm khác khái niệm như “Anh phải làm cái này”. Đàn ông thích tự lựa chọn hơn, nếu lựa chọn họ sẽ làm tốt và giữ lời hứa hơn. Do đó, đừng đưa thứ anh ta cần rồi bảo anh ta giữ gìn. Mà tốt nhất cho anh ta cơ hội để làm tốt và lấy được thứ anh ta muốn thì anh ta sẽ biết cách giữ gìn nó.
BOTTOM LINE
Những đứa trẻ có thể học được những đức tính này của người cha. Tùy vào cách mà người cha bộc lộ đức tính này đến đâu trong gia đình. Trẻ con thường gần mẹ theo 1 cách khác, nhưng với cha của bé, bé cũng sẽ gần theo 1 cách khác. Cả hai sẽ cho trẻ những trải nghiệm thú vị và cần thiết cho cuộc sống.
Tài liệu tham khảo
Hirsh, J. B. et al. (2011). Gender Differences in Personality across the Ten Aspects of the Big Five. Frontiers in Psychology, 2, 178.
Halpern, D. F., Benbow, C. P., Geary, D. C., Gur, R. C., Hyde, J. S., & Gernsbacher, M. A. (2007). The Science of Sex Differences in Science and Mathematics. Psychological Science in the Public Interest : A Journal of the American Psychological Society, 8(1), 1–51.