5 CÁCH NÓI CỦA CHA MẸ MỖI NGÀY LÀM TRẺ HIỂU VÀ NGOAN HƠN

5 CÁCH NÓI CỦA CHA MẸ MỖI NGÀY LÀM TRẺ HIỂU VÀ NGOAN HƠN
5 CÁCH NÓI CỦA CHA MẸ MỖI NGÀY LÀM TRẺ HIỂU VÀ NGOAN HƠN

1. Biết cách khen ngợi trẻ

Khen ngợi đúng sẽ giúp trẻ nhận ra “đó là những tiêu chuẩn tốt” của 1 hành vi nào đó để trẻ nhớ và lập lại.

Khen như thế nào đúng?

  • Tránh khen sáo rỗng như “con giỏi quá”, khen cụ thể vào nổ lực trẻ có như “nhìn kìa, Archie vui như thế nào khi con chia sẻ cho em 1 miếng bánh. Mẹ rất vui về điều này.”
  • Với trẻ lớn từ 3 tuổi, lời khen nên cụ thể vào bước nhỏ những nổ lực trẻ có. VD, lời khen “tối nay con mẹ tự lập biết đi ngủ sớm” không sai, nhưng không có động lực đủ lớn đến xây dựng 1 hành vi tốt ngủ sớm của trẻ. Thay vì vậy, bạn nên chú ý vào từng nổ lực nhỏ của quy trình như đánh răng, thay áo ngủ hoặc dọn giường là đủ để cho trẻ lời khen, nhưng đừng quá nhỏ, quá nhiều. Chỉ cần 2 nổ lực nhỏ trẻ được công nhận trong quy trình lớn cũng đủ tạo động lực gấp bội và duy trì hành vi tốt.

2. Nói lại những lời trẻ nói theo cách khác

Điều này giúp trẻ hiểu rằng “mẹ đang quan tâm” điều trẻ nói
Thời điểm tốt nhất: là khi bạn và trẻ cùng chơi hoặc đọc sách với nhau

Nói lại như thế nào là đúng?

Khi nói lại điều trẻ nói, bạn hãy sử dụng lại phần lớn các từ trẻ sử dụng nhưng hướng trẻ mở rộng nội dung. VD, khi đọc sách đến đoạn chiếc bình bị vỡ, trẻ chỉ vào hình và nói “bình vỡ nè mẹ”. Bạn hãy đáp lại 1 cách tương tác là “đúng rồi nè, chiếc bình màu xanh đã bị rơi vỡ do bạn An chơi đá bóng trong nhà”

3. Bắt chước điều trẻ làm

Bắt chước điều trẻ làm giúp kéo bạn gần hơn với trẻ, lúc này bạn trở thành “bạn” với trẻ. Nó giúp gia tăng kết nối cha mẹ và học cách giao tiếp xã hội tốt hơn.

Làm sao cho đúng?

Đừng bỏ qua những lúc ngớ ngẩn của con trẻ, mà hãy cùng trẻ hoà mình vào đó. Đó là chìa khoá để kéo gần trẻ đến bạn nhiều hơn khi trẻ lớn. Khi đó, trẻ dễ dàng chia sẻ các vấn đề trẻ có với bạn. VD, trẻ chơi màu bằng cả bằng tay. Cũng sẽ thật vui, khi trẻ thấy bạn cũng làm vậy dùng cả hai cùng tạo ra tác phẩm “bàn tay bố và con đều có rất nhiều màu sắc”

4. Mô tả hành động trẻ đang làm hoặc đang chơi

Điều này giúp cũng cố sự tâp trung của trẻ vào hành động trẻ làm. Ít ai biết rằng: việc mô tả này lại giúp não bộ trẻ ghi nhớ và tăng sự tập trung của trẻ

Làm sao cho đúng?

Nếu bạn đã từng xem 1 bình luận viên bình luận 1 trận bóng đá, thì đó là công việc của bạn khi chơi cùng trẻ. Tuy nhiên, bạn không nên làm quá nhiều, chỉ 1 vài lần trong ngày là đủ.

5. Chia sẻ niềm vui cùng trẻ

1 đứa trẻ lớn lên càng nhiều khoảng khắc được chia sẻ niềm vui cùng bố mẹ mình, thì đứa trẻ đó càng tìm thấy được nhiều hạnh phúc cho bản thân, và luôn đem lại hạnh phúc cho người khác.
Điều này có thể làm bằng các hoạt động mà cả nhà cùng vui như cùng đi dạo, cùng đi xem 1 trận bóng, cùng tham gia 1 trò chơi với nhau…

Note
McNeil, C., & Hembree-Kigin, T. L. (2011). Parent-child interaction therapy (2nd ed.). New York: Springer Science & Business Media.

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây