4 CÁCH RÈN LUYỆN ĐỂ GIÚP TRẺ TRỞ THÀNH 1 NGƯỜI CÓ TƯ DUY TỐT

4 CÁCH RÈN LUYỆN ĐỂ GIÚP TRẺ TRỞ THÀNH 1 NGƯỜI CÓ TƯ DUY TỐT
4 CÁCH RÈN LUYỆN ĐỂ GIÚP TRẺ TRỞ THÀNH 1 NGƯỜI CÓ TƯ DUY TỐT
Nếu bạn muốn trẻ trở thành 1 người có tư duy tốt. Điều này không khó nhưng nó cần sự quan tâm và kiên trì của bạn. Đây là 4 điều bạn nên làm cùng trẻ để giúp trẻ đạt được điều này:

1. Làm giàu cuộc giao tiếp với trẻ.

Một nghiên cứu thú vị tại Anh cho thấy điểm chung của những người đang giữ cương vị cấp quản lý cao cấp tại những tập đoàn nổi tiếng trên thế giới và hiện đang sở hữu những tài sản lớn thường có 1 thời thơ ấu đấu khẩu “quyết liệt” với cha mẹ họ. Điều này không có nghĩa là sự cải vã lớn tiếng, mà đơn giản là các cuộc trò chuyện gia đình với những câu hỏi và thảo luận đầy sáng tạo và tư duy cùng nhau về các vấn đề hằng ngày. Điều này không chỉ giúp họ phát triển tư duy tốt mà còn giúp họ trở thành 1 người biết cách giao tiếp tốt. Vậy nên, chúng ta không chỉ đơn thuần dành thời gian giao tiếp với trẻ mỗi ngày, không đơn thuần hỏi thăm, hoặc khen con giỏi, con ngoan, mà cần hơn đó là sự trao đổi 2 chiều thực sự.

2. Luôn dùng câu hỏi mở

Câu hỏi mở là cách tốt nhất để khơi gợi 2 điều quan trọng cho phát triển tư duy của trẻ khi trẻ giao tiếp. Một là giúp trẻ tìm kiếm thông tin liên tục để giao tiếp. Hai là giúp trẻ ghi nhớ thông tin khi giao tiếp. Đó là kết luận từ nghiên cứu thú vị của nhóm nghiên cứu tại ĐH New Hampshire, Mỹ. Như thế nào là câu hỏi mở? Chúng ta thường nghĩ là cứ rập khuôn đặt câu hỏi với các từ như “tại sao”, “ai làm”, “như thế nào”, “làm cái gì”… với trẻ thì sẽ tốt cho trẻ. Thực tế, quá nhiều câu hỏi dạng vậy không đúng thời điểm thì chỉ mang lại áp lực cho trẻ. Trẻ sẽ tìm cách không trả lời hoặc trả lời đơn giản là “con không biết”. Các câu hỏi trên là dạng câu hỏi mở, nhưng nó cần hỏi đúng thời điểm, nếu lúc nào cũng hỏi thì không hiệu quả.
Vậy khi nào bạn cần hỏi câu hỏi mở?
– Khi bạn và trẻ cùng chơi hoặc tham gia sâu vào 1 hoạt động nào đó. Đừng hỏi ngay lúc bắt đầu hoạt động đó.
– Khi bạn và trẻ dành 10-15 phút mỗi ngày cho 1 hoạt động của gia đình như hỏi-đáp đố vui. Nên thực hiện khi trẻ từ 2 tuổi vì từ độ tuổi này trẻ sẽ có sự tò mò và tính độc lập phát triển cao nhất.
– Khi đứa trẻ cần bạn giúp đỡ.

3. Xây dựng thói quen đọc sách

Nhiều cha mẹ thường hiểu lầm: rằng việc đọc sách cho trẻ cần phải có sách có nội dung hấp dẫn, bắt mắt, và đọc sách phải là một hoạt động nghiêm túc. Tuy nhiên, để thúc đẩy thói quen đọc sách ở trẻ, chỉ cần tập trung vào hai điều cơ bản sau đây:
– Đọc sách chính là tạo ra cơ hội giao tiếp tích cực giữa bạn và trẻ. Không quan trọng sách ra sao, hay phải đọc từ đầu đến cuối. Quan trọng nhất là trẻ có sự quan tâm và kích thích đến một phần nào đó trong sách, và có thể thảo luận hoặc đặt câu hỏi về nó. Với trẻ, việc đọc sách là một trò chơi, trong đó cha mẹ là người tham gia cùng trẻ, và sách là công cụ giúp khuyến khích sự chú ý và phát triển của trẻ. Trẻ lớn cũng nên được khuyến khích tự chọn sách và thảo luận về những gì trẻ đọc.
– Đọc sách nên trở thành một thói quen hàng ngày, vào một thời điểm cố định trong ngày. Đừng để nó chỉ là một hoạt động theo cảm tính hoặc theo tình hình. Bằng cách biến việc đọc sách thành một phần của lịch trình hằng ngày, trẻ sẽ phát triển thói quen với sách, là bước đầu tiên quan trọng trong việc phát triển tình yêu với sách trong tâm trí của trẻ.

4. Dùng dạng hình ảnh để dạy trẻ

Trẻ từ 3 tuổi có thể bắt đầu học và hiểu về thế giới thông qua các bài học hoặc thông tin được truyền đạt bằng hình ảnh. Điều này có thể gia tăng khả năng ghi nhớ của trẻ đến 65%. Một số ví dụ về dạng này tôi để ở dưới comment, các bạn có thể tìm tương tự.
Notes
Leichtman et al. Talking after school: Parents’ conversational styles and children’s memory for a science lesson. J Exp Child Psychol. 2017 Apr;156:1-15.

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây