3 SUY NGHĨ VỀ NUÔI DẠY CON CÁI CHÚNG TA CẦN HIỂU LẠI

3 SUY NGHĨ VỀ NUÔI DẠY CON CÁI CHÚNG TA CẦN HIỂU LẠI
3 SUY NGHĨ VỀ NUÔI DẠY CON CÁI CHÚNG TA CẦN HIỂU LẠI

1. Tất cả điều đứa trẻ cần là yêu thương chúng

Điều đứa trẻ cần không chỉ như vậy. Mà điều trẻ cần là 1 gia đình có cha mẹ luôn quan tâm, sẽ chia, giúp đỡ nhau và cả 2 cũng luôn dành thời gian và tình yêu cho trẻ

2. Hét vào mặt đứa trẻ sẽ làm trẻ nghe lời

Sự thật là, hét vào mặt đứa trẻ chỉ khuyến khích hành vi hổ báo của trẻ lên người khác, bao gồm cả anh chị em, cha mẹ của trẻ. Điều cha mẹ cần hiểu là: khi 1 một đứa trẻ có 1 hành vi chưa đúng đều có 1 mục đích. Mục đích này phần lớn rơi vào 4 điều sau:
• Gây chú ý cho cha mẹ.
• Hiểu về sức mạnh của nói “không”. Thường gặp trẻ từ 18 tháng tuổi – 4 tuổi – độ tuổi trẻ bắt đầu nhận ra là trẻ có quyền thỏa thuận với cha mẹ điều trẻ muốn.Và trẻ nhận ra rằng mỗi khi trẻ khóc hay nói không thì có thể được cha mẹ đồng ý hoặc cho trẻ điều trẻ muốn
• Ganh tị trẻ con. Thường gặp trẻ từ 2-6 tuổi và khi chơi cùng anh chị em hoặc bạn bè có độ tuổi chênh lệch vài tuổi. Nó không phải là dạng ích kỷ hay kiểu ganh tị người lớn, cũng không phản ánh sau này trẻ trở thành 1 người ích kỷ hay không yêu thương anh chị em. Nó đơn thuần hiểu là “của mình mà” khi trẻ hiểu tất cả thứ làm trẻ thích bao gồm đồ chơi, hoạt động đang chơi, cả mẹ mình đều là của mình. Dạy trẻ kỹ năng chờ đến lượt là giải pháp hữu hiệu cho kiểu ganh tị trẻ con này.
• Thiếu giao tiếp để diễn tả điều trẻ muốn và cảm xúc trẻ có. Trong trường hợp này, trẻ thường dùng các hành vi dạng phi ngôn ngữ như la hét, đánh, khóc ăn vạ… để đạt điều trẻ muốn vì đối với trẻ nó là cách đơn giản, dễ làm. Đáp ứng đơn giản để giải quyết tình huống này là dạy trẻ hiểu về cảm xúc trẻ có và 1 số câu ngắn gọn để nói về nó. VD. con chán rồi – khi cảm thấy không vui để chơi nữa- thay vì hét lên. Tương tự, con buồn, con vui…

3. Mỗi lần la hét trẻ hổ báo, mất bình tĩnh là đang ảnh hưởng tâm lý và phát triển não bộ của trẻ.

Sự thật là, nó phụ thuộc vào tần suất lập lại và cơ hội tự chữa lành của trẻ. Não trẻ trước 6 tuổi là rất linh hoạt. Nghĩa là trải nghiệm mới sẽ thay thế dần trải nghiệm cũ trước đó. Nếu bạn lỡ mất bình tĩnh, la hét hổ báo trẻ, thì cố gắng thay đổi để không tái phạm lại cho lần sau. Khi đã lỡ la mắng trẻ, hãy dành thời gian trò chuyện và xin lỗi trẻ trong 24 giờ, đơn giản chỉ cần nói “Bin ơi, sáng nay mẹ hơi lớn tiếng la con. Dù con làm sai, nhưng mẹ không nên nói như vậy. Lại đây với mẹ nào!” Thực ra lời xin lỗi còn có thêm 1 lợi ích khác, là cách để bạn 1 lần nữa tự phản ánh lại hành vi của bản thân và thay đổi hành vi cho những lần sau. Mấu chốt là giảm càng nhiều các hành vi chưa tốt của bản thân, đứa trẻ sẽ có lợi ích từ đó.

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây