3 ĐIỀU ĐỪNG BỎ LỠ KHI CON BẠN CÒN NHỎ

3 ĐIỀU ĐỪNG BỎ LỠ KHI CON BẠN CÒN NHỎ
3 ĐIỀU ĐỪNG BỎ LỠ KHI CON BẠN CÒN NHỎ
Không ít lần tôi được nghe những câu kiểu “Con còn nhỏ”, “ Bé tí đã biết gì đâu” từ phía ông bà, bố mẹ khi nói về việc dạy dỗ cho trẻ. Trên thực tế những năm đầu đời chính là thời gian quan trọng để nuôi dưỡng trí tuệ và những tính cách tích cực trong mỗi đứa trẻ.
Sau đây là 3 điều tuy nhỏ nhưng mang lại hiệu quả và sự phát triển to lớn cho trẻ:

1. ĐẬP TAY KIỂU HIGH-FIVE VỚI TRẺ

Đó là cách bạn và trẻ cùng đập tay vào nhau thể hiện 1 quyết tâm hoặc cùng đưa ra 1 giao kèo nào đó. Tưởng chừng đơn giản, nhưng gần đây cử chỉ nhỏ này lại được giới thiệu và sử dụng như 1 công cụ giao tiếp trong những chương trình giáo dục sớm cho trẻ nhỏ tại Anh. Nghiên cứu của TS. Bradley, ĐH Bang Kent, Mỹ đã tiết lộ: cử chỉ đập tay high-five này lại là thông điệp truyền đạt cảm hứng tốt nhất cho trẻ, vượt xa những lời khen và động viên khi được sử dụng đúng trong những tình huống như:
• Bắt đầu cùng nhau làm 1 việc gì. VD, chúng ta cùng thi chạy, con đồng ý không!
• Cùng nhau thống nhất 1 giao kèo, 1 bí mật. VD, tối nay mẹ con mình mua quà tặng bố. Chúng ta nhất trí như vậy nhé!
• Dạy trẻ 1 hành vi tốt khi bạn đưa ra luật và nguyên tắc. VD. sau khi giới thiệu luật và nguyên tắc, bắt đầu 1 câu ngắn như “Con hiểu rõ chứ, nào đập tay cùng mẹ ”. Bạn sẽ ngạc nhiên thấy rằng trẻ sẽ tuân thủ nó tốt hơn
• Lúc trẻ cần lời động viên hoặc sự tin tưởng từ bạn. VD, khi trẻ chuẩn bị lên thi hát, bạn nói “Bin này, con làm được mà. Đập tay với mẹ nào!”
Không nên quá lạm dụng high-five, cũng không nên dùng như cách gây chú ý trẻ hoặc chào trẻ khi gặp.

2. BIẾT TẬN DỤNG THỜI GIAN “ẢO” ĐỂ MANG LẠI GIÁ TRỊ THẬT CHO TRẺ

Gần đây Văn phòng Khoa học và Công nghệ của Anh đã công bố 1 văn bản mới hướng dẫn cha mẹ nuôi con trong thời đại số. Hướng dẫn không tập trung vào thời gian sử dụng mà là chất lượng của khoảng thời gian đó. Chất lượng ở đây có nghĩa là cha mẹ cần dành thời gian tìm hiểu, chọn lọc và cùng tận hưởng “thời gian ảo” chất lượng với trẻ để trẻ phát triển, chứ không phải dùng thời gian ảo chỉ để “giữ trẻ” được yên lặng.
Theo 1 nghiên cứu của TS. Booton, ĐH Oxford, Anh cho thấy: khi sử dụng các ứng dụng điện thoại có những tính năng thích hợp giúp tăng khả năng học ngôn ngữ cho trẻ từ 3-11 tuổi thông qua ghi nhớ từ vựng, tăng sự đọc hiểu, và kích thích khả năng giao tiếp trò chuyện của trẻ.
Như Edupia – đây là một trong số ít các ứng dụng được thiết kế riêng cho học sinh Việt Nam tích hợp công nghệ 4.0 giúp trẻ tự học Tiếng Anh hiệu quả, phát triển cả 4 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết. Trong đó tính năng i-Speak dựa trên công nghệ nhận diện giọng nói của Google, sẽ ghi âm lại từng từ trẻ đã đọc để so sánh với giọng bản ngữ, rồi hướng dẫn phát âm lại sao cho đúng.
Ngoài ra còn những bài tập giả lập tình huống, trẻ đóng vai một nhân vật trong đoạn hội thoại và thực hành giao tiếp. Luyện tập thường xuyên với i-Speak sẽ giúp trẻ mạnh dạn khi giao tiếp, không bị bỡ ngỡ khi gặp người nước ngoài.
Nội dung bài học cũng được thiết kế sinh động, bắt mắt… giúp kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ. Chương trình học gần gũi với Sách Giáo khoa giúp trẻ nắm chắc kiến thức, tự tin hơn khi tham gia các kỳ thi.
Bên cạnh công nghệ, Edupia cũng rất chú trọng vào yếu tố con người khi có đội ngũ giáo viên Anh – Mỹ có chứng chỉ và kinh nghiệm quốc tế để trẻ được luyện nghe – nói chuẩn từ đầu. Mỗi học sinh sẽ có thêm 1 giáo viên chủ nhiệm người Việt Nam đồng hành, trao đổi tình hình học tập với ba mẹ.
Song song, trẻ sẽ được tham gia vào các hoạt động ngoại khóa thú vị để “thẩm thấu” Tiếng Anh một cách tự nhiên nhất như lớp liveclass, sàn thi đấu Tiếng Anh với bạn bè toàn quốc…

3. LẮNG NGHE VÀ ĐẶT CÂU HỎI LẠI TRẺ

Đó là cách bạn giúp trẻ phát triển lối tư duy phản biện từ sớm. Chúng ta thường có khuynh hướng tiếp cận thông tin thụ động, mà ít chủ động tìm kiếm và xác thực. Trẻ con lại khác, trẻ luôn có tố chất phát triển sự chủ động tìm kiếm thông tin bằng các câu hỏi. Tuy nhiên, cách giáo dục 1 chiều, cho thông tin thụ động của chúng ta dần làm mất đi khả năng tuyệt với này của trẻ khi trẻ lớn lên. Chính sự chủ động trong tiếp nhận thông tin mới giúp trẻ tự tin tìm kiếm cái mới và thành công. Do đó, khi trò chuyện với trẻ và tiếp nhận các câu hỏi trẻ hỏi, bạn cho thông tin bạn biết, nhưng đừng quên hỏi suy nghĩ của trẻ và lắng nghe cách trẻ giải thích và đưa phản biện. Những điều bạn không rõ hay nghĩ là trẻ hiểu chưa đúng, hãy gợi ý cùng trẻ tìm kiếm nó từ internet, từ sách.

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây