2 KỸ NĂNG SỐNG QUAN TRỌNG NHƯNG NHIỀU TRẺ EM CHÂU Á THIẾU

2 KỸ NĂNG SỐNG QUAN TRỌNG NHƯNG NHIỀU TRẺ EM CHÂU Á THIẾU
2 KỸ NĂNG SỐNG QUAN TRỌNG NHƯNG NHIỀU TRẺ EM CHÂU Á THIẾU

1. Tự đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm

Nghiên cứu cho thấy: những đứa trẻ tự làm quyết định lúc nhỏ không phải giàu có và thành công, mà là rất giàu có và thành công khi lớn.

Kỹ năng này sẽ không thể được phát triển nếu trẻ không phải là nhân vật chính của sự lựa chọn. Do đó, hãy tạo cơ hội để trẻ làm nhân vật chính của “trò chơi”, hơn là bạn.

  • Bắt đầu với 1 lựa chọn đơn giản. VD: con ăn với trứng hay với xúc xích
  • Khi trẻ buộc phải chọn, cho trẻ thời gian cụ thể như bấm giờ để trẻ đưa ra quyết định và thực thi lựa chọn đã định. Một vd khác như trẻ đưa nhiều yêu cầu mua bánh kẹo trong siêu thị, bạn cho trẻ 2 lựa chọn là chỉ 1 trong những thứ đó và 2 là ra về mà không có thứ nào được chọn, và trẻ sẽ có 5 phút để quyết định (bấm giờ) và thực thi
  • Cho trẻ bao gồm trong các lựa chọn về kế hoạch học tập, vui chơi, thậm chí là các hoạt động ngoại khoá của trẻ. Hãy ngồi cùng nhau, mỗi người đưa ra 1 lí do chọn và không chọn. Điều này giúp rèn luyện tư duy phản biện trong việc đưa quyết định của trẻ.
  • Nói về lựa chọn sai. Chúng ta thường chỉ trích hoặc tránh nói sợ làm trẻ buồn khi trẻ làm 1 lựa chọn chưa đúng mong đợi. Đó là cách giáo dục không hiệu quả. Cho trẻ biết rằng: ai cũng có thể làm 1 quyết định sai, không như ý mình, và họ cũng buồn và chán. Nhưng khi họ hiểu điều gì liên quan đến sự sai lầm đó, thì quyết định sau của họ sẽ tốt hơn. Đứa trẻ cần học như vậy.

2. Làm việc nhà

Nghiên cứu cho thấy trẻ biết làm việc nhà thì có tính kỷ luật tốt hơn, dễ thành công hơn và cũng cảm thấy hạnh phúc hơn.

Dạy trẻ như thế nào?

Hầu hết trẻ em đều thích lập kế hoạch và sau đó thực hiện nó. Vì vậy, trước tiên hãy cùng con bạn động não những gì cần làm quanh nhà và khi nào thực hiện. Sau đó:
• Cho con bạn sự lựa chọn. Cùng nhau lập danh sách các công việc phù hợp với lứa tuổi, chẳng hạn như hút bụi, quét nhà, gấp quần áo, cho thú cưng ăn và làm công việc ngoài vườn. Hãy để con bạn chọn những việc mà chúng muốn chịu trách nhiệm.
• Xoay vòng các công việc mỗi tuần, để không ai cảm thấy bị mắc kẹt với một công việc cụ thể.
• Sử dụng bảng phân công công việc. Hãy để con bạn đặt một ngôi sao bên cạnh những công việc đã hoàn thành.
• Thể hiện thái độ tích cực. Nói về cảm giác tuyệt vời khi hoàn thành một công việc.
• Biến công việc thành trò chơi. Đặt hẹn giờ và xem liệu con bạn có thể hoàn thành công việc trước khi hết giờ không. Bật nhạc và làm việc theo nhịp điệu của bài hát.
• Kiềm chế sự chỉ trích. Đừng ngay lập tức chỉ ra lỗi sai. Hãy cảm ơn con bạn, sau đó nhẹ nhàng giải thích cách cải thiện – và đừng “ nhai đi nhai lại” lỗi sai của trẻ
• Theo dõi công việc bằng niềm vui. Có một giỏ các thẻ ghi các hoạt động vui vẻ để làm sau khi hoàn thành công việc như cả gia đình cùng hát ca, cùng đi dạo công viên, cùng ăn kem… để tự khen thưởng lẫn nhau.

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây