VÌ SAO CHA MẸ LUÔN YÊU THƯƠNG CON VÔ ĐIỀU KIỆN NHƯNG VẪN CÓ NHỮNG ĐỨA TRẺ BẤT HIẾU?
Hiếu thảo không chỉ là 1 đức tính tốt của người Á Đông mà khoa học ngày nay đã hiểu nó là 1 dạng “thúc đẩy” sự thành công vượt bậc của con người. Nó không gói gọn ở khái niệm gia đình, hiếu thảo với cha mẹ, ông bà, mà nó có giá trị lớn hơn trong cách phát triển sự yêu thương và trách nhiệm giữa người với người, một giá trị quan trọng trong xã hội hiện đại ngày nay. Điều này có nghĩa rằng: một đứa trẻ bất hiếu khó có thể thành công vượt trội, mà dù có thành công cũng không thể trở thành 1 người đạt được sự yêu thương và kính trọng của người khác. Tại sao như vậy? Nếu bạn hiểu điều gì tạo nên sự hiếu thảo ở 1 con người, bạn sẽ hiểu tại sao họ rất khó đạt được sự yêu thương của người khác khi họ là 1 người bất hiếu.
Và 1 điều quan trọng mà chúng ta cũng nên biết đó là: không có 1 đứa trẻ tự sinh ra là hiếu thảo, mà phải được dạy dỗ kỹ năng “yêu thương” tuyệt vời này.
BẤT HIẾU TỪ ĐÂU RA?
Khoa học ngày nay hiểu rằng sự hiếu thảo của 1 đứa trẻ hình thành từ 3 thành phần: sự ảnh hưởng bởi tình thân, sự công bằng trong giải quyết các mâu thuẫn và sự trách nhiệm của đứa trẻ trong gia đình.
• Sự ảnh hưởng tình thân được đứa trẻ quan sát và đánh giá bởi 2 chỉ tiêu: đúng hay sai. VD, đứa trẻ quan sát sự quan tâm và yêu thương thực sự của cha mẹ đối với ông bà của trẻ thì trẻ sẽ cho là đúng. Tuy nhiên, về thăm ông bà chỉ là cớ để về chơi hoặc thể hiện thì đứa trẻ quan sát và cho là sai. Càng nhiều cái đúng thì trẻ càng có sự gắn bó của tình thân. Ngược lại, càng nhiều cái sai thì trẻ sẽ mất yếu tố này trong sự hiếu thảo.
• Sự công bằng trong giải quyết các mâu thuẫn được đứa trẻ trực tiếp thực hành và tự đánh giá bởi 2 chỉ tiêu “hợp lý” và “vô lý”. Mâu thuẫn là luôn diễn ra trong cuộc sống của trẻ, nó là 1 điều tất yếu. Trẻ luôn và có thể có mâu thuẫn với anh chị em của trẻ, mà thậm chí trẻ là con một cũng có mâu thuẫn với chính cha mẹ trẻ. Điều quan trọng là khi mẫu thuẫn xảy ra, liệu nó được đáp ứng như thế nào? VD, cha mẹ giải quyết công bằng, đưa luật lệ rõ ràng, không có tư tưởng trọng nam khinh nữ, không có lối suy nghĩ “nhường em”, thưởng phạt tốt, thực hành chờ đến lượt tốt thì trẻ sẽ cho là “hợp lý”. Ngược lại, thì trẻ sẽ cho là không hợp lý. Càng nhiều cái không hợp lý, trẻ sẽ mất đi yếu tố này trong sự hiếu thảo.
• Trách nhiệm của đứa trẻ trong gia đình được đứa trẻ trải nghiệm và tự đánh giá bằng 2 chỉ tiêu tự hiểu và ép buộc. Khi trẻ được cho trách nhiệm và là 1 phần của gia đình thì trẻ sẽ tự hiểu càng phải làm tốt giá trị này. Ngược lại, trẻ luôn được đặt tách ra gia đình, cái gì cha mẹ cũng làm hết, sợ con không có thời gian học, sợ con làm nhiều mệt,… cách yêu thương mù quán chỉ làm trẻ càng xa cách cái xã hội vốn thuộc về trẻ. Rồi sẽ đến khi, trẻ “tự” cho rằng mình không thuộc về gia đình và luôn có suy nghĩ mọi người phải làm điều gì đó cho mình. Rồi khi cha mẹ già yếu không tự chăm sóc bản thân được hay cha mẹ bệnh nhờ trẻ đưa đi khám bệnh thì trẻ hiểu đó là ép buộc để hoàn thành trách nhiệm, vì trẻ chưa bao giờ nghĩ đó là trách nhiệm của mình”. Càng nhiều cái ép buộc kiểu vậy, trẻ càng bực tức, khó chịu và thể hiện sự bất hiếu của mình
Bây giờ bạn có thể hiểu và giải thích 1 đứa trẻ bất hiếu là do đâu. Thực ra, không phải do bản thân trẻ mà do chính chúng ta. Tưởng rằng đó là yêu thương, là che chở, là bao bọc trẻ. Nhưng, đó thực sự là sai 1 lầm lớn rất thường gặp ở những gia đình ngày nay. Khi mà già đình vốn là nơi để trẻ phát triển tốt cả 3 yếu tố này- thì chính sự yêu thương không đúng của cha mẹ đã làm trẻ phát triển sai lệch và trở thành 1 đứa trẻ bất hiếu khi lớn.
LÀM SAO ĐỂ 1 ĐỨA TRẺ HỌC ĐƯỢC BÀI HỌC HIỂU THẢO?
Hãy tạo ra 3 giá trị thực sự cấu thành của sự hiếu thảo trong gia đình. Không bao giờ là muộn để làm điều này và nên làm sớm nhất khi gia đình còn là nơi bình yêu và yêu thương để đứa trẻ phát triển. Đây là 3 điều bạn được khuyên
Giúp trẻ hiểu và học về sự quan tâm từ sớm
Quan tâm ở đây không chỉ là con người, mà cả những vật dụng hằng ngày, công việc gia đình, vật nuôi… Điều này là nên dạy trẻ biết san sẻ các công việc, hoạt động hằng ngày trong nhà. VD, nắng chiếu vào nhà thì biết kéo rèm cửa, thấy vũng nước trên sàn thì phải biết lau khô… Tự bản thân trẻ sẽ không hiểu là cần quan tâm nếu cha mẹ lo toang mọi thứ, và cướp đi cơ hội để trẻ hiểu và học được điều này.
Yêu thương trẻ là đúng, nhưng đừng biến trẻ thành “bình bông” trong nhà
Tôi từng đến thăm nhà 2 người bạn vào giờ cơm tối. Khi chuẩn bị đến giờ cơm, đứa bé của người bạn A thì nhanh nhảu xếp tập và chạy vào bếp phụ mẹ xếp chén và khăn bàn. Dù đôi tay nhỏ xíu nhưng rất cẩn thận bưng tô salad, sau đó vui vẻ chạy ra mời tôi và bố cô bé vào ăn. Một hình ảnh ngược lại, cô bé của người bạn B cũng chạc tuổi cô bé kia, nhưng đến giờ ăn thì mẹ cô hì hục làm mọi thứ và cô bé cứ ngồi học. Người mẹ nói với tôi: “nó chưa biết làm gì đâu, cứ học hành là được em ạ, chị làm được hết!” Đến khi mọi người vào bàn ăn, cô bé vẫn chưa chịu ra dù được mẹ gọi nhiều lần và phải đích thân mẹ vào dụ ra ăn cơm.
Cha mẹ của gia đình B có yêu thương bé không? Có, họ rất yêu thương bé. Tuy nhiên, nếu họ nghĩ phải đặt bé vào trung tâm của tình yêu đó thì đã sai. Thực ra họ đang giành lấy những cơ hội để trẻ được học các kỹ năng sống trong xã hội- nơi mà trẻ mãi mãi không bao giờ sống một mình, mà phải sống cùng mọi người, phải biết các kỹ năng sống và giao tiếp để tồn tại. Hơn nữa, việc bao bọc có thể làm trẻ trở nên ích kỹ và dễ dàng “lạc hậu” với thế giới và không thể hòa nhập
Trẻ con cần được dạy như cô bé ở gia đình A. Bên cạnh việc học, trẻ cần được tham gia vào các hoạt động của gia đình như dọn dẹp, trò truyện , vui chơi cùng các thành viên, trồng cây với cha mẹ, ông bà, dọn cơm, đón khách… Đó là cách bạn thực sự yêu trẻ vì thông qua đó bạn dạy trẻ biết cách san sẻ, yêu thương và quan trọng hơn là thông điệp ” chúng ta là 1 gia đình”, khi đó trẻ sẽ có trách nhiệm hiểu rằng cha mẹ và trẻ là 1 gia đình, cần gắn bó, yêu thương nhau
Yêu thương, chăm sóc cha mẹ của mình, giúp con biết về ông bà
Trẻ không làm điều bạn nói, mà chỉ làm điều trẻ nhìn thấy. Cách bạn quan tâm và chăm sóc ba mẹ của mình cũng chính là cách trẻ sẽ quan tâm và chăm sóc chính bạn khi về già. Nếu trẻ không có nhiều cơ hội đến thăm viếng hay trò chuyện với ông bà thì khi về già trẻ cũng ít dành thời gian thăm viếng bạn.
Notes
Che SL, Ng WI, Li X, Zhu M. Development and Validation of Filial Piety Representations at Parents’ End of Life Scale. Healthcare (Basel). 2022;10(6):1054.
Bedford O, Yeh KH. Evolution of the Conceptualization of Filial Piety in the Global Context: From Skin to Skeleton. Front Psychol. 2021;12:570547.