Bạn biết không! Isaac Newton, Thomas Edison và Charles Darwin chính là những con người có lối tư duy độc lập xuất chúng. Phát triển tư duy độc lập là đứa trẻ phát triển khả năng tự tư duy dựa trên khả năng tự đánh giá và phán đoán. Điều này giúp trẻ phát triển sự sáng tạo, biết cách giải quyết vấn đề và thành công hơn trong học tập và sự nghiệp khi lớn
LÀM SAO PHÁT TRIỂN SỰ TỰ TƯ DUY Ở TRẺ NHỎ?
Đầu tiên chúng ta sẽ tự hỏi: Liệu mấy tuổi đứa trẻ biết suy nghĩ, tư duy?
Sự phát triển tự tư duy của trẻ rất sớm và khác nhau ở mỗi độ tuổi. Đây là các hoạt động cha mẹ có thể tham khảo để gia tăng khả năng tự tư duy của trẻ:
+ Trẻ từ 0-2 tuổi: trẻ học về thế giới xung quanh thông qua các trải nghiệm của giác quan như nhìn và nghe, cũng như các hoạt động vận động như với, chạm và nắm. Do đó, trẻ có thể học cách tự tư duy thông qua trò chơi về “sự tồn tại” bằng cách kết hợp 2-3 giác quan vào cùng 1 hoạt động. Ví dụ, bạn đưa 1 quả bóng cho trẻ thì trẻ sẽ chỉ sử dụng mắt để nhận biết có “quả bóng” mà thôi.
Nếu bạn dùng 1 cái khăn đậy quả bóng, và chơi với trẻ như kéo cái khăn để quả bóng lộ ra để trẻ ngạc nhiên khi thấy quả bóng (thị giác) và cố chạm lấy quả bóng (xúc giác), thì trẻ sẽ học cách tư tư duy rằng: quả bóng vẫn tồn tại và cần kéo cái khăn. Thêm vào đó, bạn dùng lục lạc (thính giác) để hướng trẻ tìm kiếm quả bóng. Các trải nghiệm này là cách giúp tăng khả năng tự đánh giá và tư duy của trẻ.
+ Từ 2 đến 6 tuổi: trẻ bắt đầu phát triển ngôn ngữ, suy nghĩ trừu tượng và tư duy phản biện. Do đó, các hoạt động hướng trẻ về sâu vấn đề. Như là:
– Đừng chỉ đọc sách, mà phải hỏi đáp 2-3 ý liên quan.
– Đừng chỉ kể chuyện, mà cho trẻ thuật lại 1-2 ý trong câu chuyện để rèn luyện trí nhớ của trẻ, khuyến khích sự tưởng tượng của trẻ khi kể lại để giúp trẻ rèn luyện trí tưởng tượng.
+ Trẻ từ 7 đến 11 tuổi: trẻ bắt đầu phát triển kỹ năng tư duy logic và cụ thể. Do đó, các hoạt động hướng trẻ vào tranh luận, đưa ý kiến:
– Tạo các hoạt động hỏi, đáp, đố vui sau bữa ăn tối.
– Tổ chức hoạt động rèn luyện tư duy như cờ vui, ô chữ, xếp hình 2-3 lần/tuần
– Cho trẻ cho ý kiến trong 1 số kế hoạch, quan điểm, luật và nguyên tắc gia đình
– Tạo sự tranh luận: Ví dụ, trong một cuộc tranh luận nhỏ về một câu chuyện, trẻ có thể hiểu lý do tại sao các nhân vật trong câu chuyện hành động theo cách khác nhau và thảo luận về các góc nhìn đó.
DINH DƯỠNG QUAN TRỌNG CHO PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG TỰ TƯ DUY CỦA TRẺ NHƯ THẾ NÀO?
Một báo cáo tại hội nghị dinh dưỡng được tổ chức bởi Hiệp Hội Dinh Dưỡng Hoa Kỳ gần đây đã nhấn mạnh: xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ dưỡng chất là quan trọng để tối ưu hoá tiềm năng phát triển tư duy và nhận thức của não bộ trẻ nhỏ.
Dinh dưỡng quan trọng trong giai đoạn này cho trẻ cần đủ năng lượng, axit amin thiết yếu, chất béo và vitamin khoáng, cũng như giúp sản sinh nhanh các bao myelin – giúp tăng tốc độ kết nối tế bào thần kinh nhằm hỗ trợ phát triển ghi nhớ, nhận thức, phân tích và tư duy của trẻ. Do đó, chế độ ăn của trẻ cần đủ chất đạm, đặc biệt là nguồn đạm từ cá không chỉ cung cấp đủ axit amin thiết yếu mà 1 số cá dầu như cá chép, cá thu, lươn,… còn cung cấp chất béo omega-3 DHA quan trọng cho não bộ của trẻ. Trẻ cũng được khuyến khích ăn đa dạng rau củ quả để nhận đủ vitamin nhóm B, vitamin A. Không những vậy, với trẻ nhỏ cha mẹ cũng cần chú trọng trong việc lựa chọn những thực phẩm, sữa không chỉ cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ mà còn có các nghiên cứu lâm sàng cho thấy giúp tăng kết nối não bộ, giúp hỗ trợ thị giác, tăng cường khả năng ghi nhớ, giao tiếp, xử lý tình huống, tư duy ngôn ngữ và hình ảnh của trẻ
Việc phát triển khả năng tự tư duy từ sớm cho trẻ là điều cần thiết. Cha mẹ nên có kế hoạch giúp con mình phát triển khả năng tự tư duy thông qua các biện pháp hỗ trợ từ cả bên trong (dinh dưỡng) và bên ngoài (môi trường sống, sinh hoạt,…)