TRẦM CẢM SAU SINH

Trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh
Theo một nghiên cứu của TS. Norhayati, ĐH Universiti Sains Malaysia cho thấy: có đến 63% phụ nữ Châu Á sau sinh có thể phát triển trạng thái trầm cảm, mà phần lớn họ lại không nhận ra điều đó. Con số này cao hơn so với các nhóm phụ nữ ở các Châu lục khác.

CUỘC SỐNG SAU SINH CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ KHÔNG MẤY DỄ DÀNG

Một điều khoa học phải công nhận là cuộc sống của người phụ nữ không dễ dàng chút nào sau sinh. Đừng vội trách móc: tại sao lại nghĩ quẩn vậy, tại sao cô ấy luôn nóng giận và bực tức vô cớ! Có lẽ, họ không hẳn làm chủ được suy nghĩ của mình trong nhiều trường hợp. Sau sinh, một hormone hoạt động trên não gọi là allopregnanolone có nguy cơ giảm khủng khiếp. Sự giảm của nó có liên quan đến hội chứng lo lắng và trầm cảm sau sinh vì thay đổi “những tín hiệu tế bào” chết người sau đó. Hậu quả là tỷ lệ “nghĩ quẩn” trong năm đầu sau sinh của người phụ nữ là rất cao. Tốt hơn là đừng để “cái tín hiệu” đó kích hoạt vì khi đó có thể là quá muộn.
TS. Payne, ĐH Johns Hopkins, Mỹ từng nhấn mạnh về ảnh hưởng của tác nhân stress môi trường (VD. con khóc, người này nói ra người kia nói vào, bất đồng, áp lực gia đình …) cũng liên quan đến sự giảm hormone này cũng như gia tăng tỷ lệ trầm cảm ở người phụ nữ.

LÀ CHỒNG, TÔI NÊN LÀM GÌ ĐỂ CHIA SẼ VỚI CÔ ẤY?

Bạn có bao giờ tự hỏi: tại sao người phụ nữ sau sinh thường dễ phát điên chỉ với 1 vài câu nói? Lúc này là lúc bạn cần yêu thương lấy cô ấy và nắm tay cô ấy thật chắc vì cô ấy yếu đuối và rất cần được chia sẽ
Bà Karen, GĐ Trung Tâm Quản Lý Trầm Cảm Sau Sinh, Mỹ từng giải thích: Tâm trạng và sự dễ bị tổn thương về cảm xúc của những phụ nữ sau sinh sẽ làm họ trở nên “khó giao tiếp” hơn. Nghĩa là, đôi lúc một lời nói vô ý cũng có thể làm cô ấy buồn bã và tự trách bản thân. Do đó, đừng phán xét với những câu không giá trị như: “sao sữa ít vậy” hoặc “sao con khóc hoài vậy!”
Bà cũng ví dụ thêm những cách nói và quan tâm sáo rỗng có thể không cho cô ấy hiểu thông điệp yêu thương của bạn:
  • Nếu bạn nói với cô ấy rằng cô ấy là một người mẹ tốt … cô ấy có thể nghĩ rằng bạn chỉ nói vậy để cô ấy cảm thấy tốt hơn.
  • Nếu bạn nói với cô ấy rằng cô ấy xinh đẹp … cô ấy có thể cho rằng bạn đang nói dối.
  • Nếu bạn nói với cô ấy rằng đừng lo lắng về bất cứ điều gì … cô ấy có thể nghĩ rằng bạn không biết cô ấy cảm thấy tồi tệ như thế nào.
  • Nếu bạn nói với cô ấy rằng bạn sẽ về nhà sớm để giúp cô ấy … cô ấy có thể cảm thấy tội lỗi.
  • Nếu bạn nói với cô ấy rằng bạn phải làm việc muộn … cô ấy có thể nghĩ rằng bạn không quan tâm.
Thay vào đó, cách giao tiếp tốt nhất là chia sẻ cùng cô ấy điều cô ấy quan tâm và nói với cô ấy điều bạn muốn làm cho cô ấy.
Điều này có thể làm với tình yêu thông qua những hành động đơn giản như:
  • Giúp đỡ với các công việc nhà.
  • Giảm lịch hẹn cafe hay đi nhậu với bạn bè.
  • Giúp cô ấy nhận và trả lời điện thoại khi cần
  • Bỏ một đống quần áo dơ vào máy giặt.
  • Giúp cô ấy chuẩn bị bữa tối.
  • Luôn sắp xếp đi cùng cô ấy đến các cuộc hẹn của bác sĩ.
  • Luôn nắm chặt tay cô ấy hay ôm cô ấy và chỉ im lặng mỗi khi cô ấy nóng nảy hoặc nói những lời tiêu cực về bản thân.
  • Một điều quan trọng khác bạn cũng cần làm là ở bên cô ấy nhiều nhất có thể. Ngồi với cô ấy. Không TV, không điện thoại, không trẻ em, không chó, không hóa đơn, không báo chí. Chỉ bạn và cô ấy. Hãy cho cô ấy biết bạn đang ở đó. Điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng thực hiện, đặc biệt là với một người có vẻ rất buồn hoặc quá xa cách. Năm phút mỗi ngày là số phút để bắt đầu.
  • Gọi cho cô ấy từ cơ quan để trò chuyện khi cần. Hãy gọi lại cho cô ấy nếu cô ấy có một ngày tồi tệ.
  • Khi cô ấy pha sữa hay thay tã, tắm con, hãy hỏi cô ấy xem bạn có thể giúp được gì không.
  • Nhìn vào mắt cô ấy khi cô ấy nói chuyện với bạn.
  • Khuyến khích cô ấy nghỉ ngơi nhiều nhất có thể bằng câu nói “anh biết làm nó, để anh làm thử”.
  • Hãy can thiệp để cô ấy có thể có một giấc ngủ không bị gián đoạn buổi tối.
  • Cố gắng tìm một chút thời gian “anh và em” mà không có sự phân tâm nào khác.
  • Lắng nghe cô ấy khi cô ấy tích cực lẫn tiêu cực.
  • Kiên nhẫn, đừng quạu.

2 HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

  1. Chào các bạn, vậy làm sao dễ dàng vượt qua giai đoạn trầm cảm sau sinh? Đây là những điều mỗi người phụ nữ nên làm cho bản thân. Đó không chỉ là quyền lợi của bạn và là “bảo hiểm dài lâu” để bạn có thể chăm sóc và yêu thương trẻ được tốt nhất.
    1. Giữ tinh thần thoải mái và duy trì những điều bản thân thích. VD, giữ thói quen mua sắm chẳng hạn.
    2. Cho con bú và tương tác da kề da sớm sau sinh là cách kích hoạt hormone hạnh phúc sớm.
    3. Dành thời gian đọc sách về chăm sóc con để hiểu hơn về cân nặng của bé, các bệnh thường gặp, các vấn đề dinh dưỡng…
    4. Tránh quá ôm đồm công việc, biết bỏ xuống và biết tự yêu thương, chăm sóc bản thân. Nhiều người mẹ sợ người khác nói mình ích kỷ, không thương con khi làm vậy. Thực ra bạn cũng chỉ là một người bình thường, bạn cũng cần nghĩ ngơi, thư giãn, và tái tạo năng lượng lại vì nếu bạn không có đủ sức khỏe và năng lượng tích cưc thì không thể truyền năng lượng đó cho con được. Do đó, hãy rạch ròi các hoạt động và trách nhiệm, nói cho chồng biết khi nào mình mệt mỏi, và những gì chồng có thể giúp để có thời gian cho giấc ngủ tốt hoặc nghỉ ngơi. Cũng như biết san sẻ những công việc có thể đỡ 1 phần áp lực cho bản thân với các người thân khác như thay tã, cho con bú, quét nhà, gom đồ đi giặt, mua đồ ăn sáng…
    5. Cố gắng dành thời gian để đi dạo, tập thể dục thường xuyên
    6. Ăn uống cân bằng, không cần kiêng khem. Điều này không chỉ tốt cho bản thân mà còn cho sữa cho trẻ bú. Chúc các bé vui khỏe

  2. 7 DẤU HIỆU SỚM CỦA STRESS & 4 CÁCH GIẢM STRESS
    Những người mẹ bị stress hay trầm cảm sau sinh có thể làm gia tăng nguy cơ các vấn đề tâm lý và stress ở trẻ gấp 4 lần khi trẻ được 4 tuổi và 7 lần khi trẻ được 18 tuổi. Đó là kết quả tổng hợp các bằng chứng gần đây của TS. Garza, đăng tải trên Pharmacy Times.
    Tất cả mọi người đều có stress. Phụ nữ có stress cao gấp 2 lần đàn ông. Điều này có thể dễ hiểu khi họ phải chịu nhiều tác nhân như hormone. Việc chịu đựng stress lâu dài có thể phát triển thành trầm cảm- một sát thủ vô hình đã gây ra nhiều cái chết và mất mác trong những gia đình
    Việc nhận biết các dấu hiệu sớm của stress là rất quan trọng.
    7 DẤU HIỆU MÀ STRESS SỚM THỂ HIỆN TRÊN CƠ THỂ BẠN:
    1. Khó ngủ, hay thức giấc ban đêm
    2. Ăn không ngon, hay không thèm ăn những món từng thích
    3. Ít nói và ít chia sẻ.
    4. Đau 1 số bộ phận như đau đầu, đau cổ hay mệt mỏi khắp người
    5. Có vấn đề tiêu hóa như no hơi, phân lỏng, hay đau bụng (trước đây không có)
    6. Giảm hứng thú trong quan hệ vợ chồng
    7. Nổi mụn, hoặc gia tăng nếp nhăn
    Khi bạn có từ 3 dấu hiệu trở lên và kéo dài hơn 7 ngày, bạn có thể đang gặp stress và cơ thể đang cho bạn biết “đã đến lúc cần giúp cơ thể giảm stress”
    4 CÁCH GIẢM STRESS ĐƯỢC KHUYÊN
    1. Đi dạo hoặc chạy bộ với ai đó. Vận động có thể tạo ra hormone giúp bạn cảm thấy hạnh phúc và yêu cuộc sống hơn. Hơn nữa, tạo 1 không gian mở và có nhiều thời gian tận hưởng thiên nhiên cây cối 2 bên đường khi đi dạo – điều mà bạn không bao giờ chú ý trước đây- có thể làm suy nghĩ bạn trở nên tích cực.
    2. Làm điều bạn thích. Hãy viết ra 3 điều bạn thích và muốn làm lúc này. Và hãy làm ngay điều số 1.
    3. Làm ít nhất một điều tích cực hay tốt lành cho ai đó. VD, bạn có hứa chở con đi mua gì không? hãy làm điều này. Việc thay đổi suy nghĩ tích cực khó hơn khi bạn thực hiện những điều tích cực hay tốt lành cho ai đó, thậm chí cho bản thân. Nó sẽ mang bạn đến sự thay đổi tích cực của hành vi.
    4. Tắm và thư giãn dưới vòi sen và nước ấm. Nếu bạn gặp vấn đề về giấc ngủ, việc dùng vòi sen cho chảy liên tục 3 phút từ đầu gối xuống sẽ cho bạn cảm giác thư giãn và giấc ngủ được cải thiện

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây