Trước đây tôi có viết 1 bài về dạy trẻ lòng hiếu thảo. Có 1 bạn đưa ra luận điểm: giữa dạy con hiếu thảo với cha mẹ và ép buộc con cái trách nhiệm khi cha mẹ về già vì đâu đó em thấy sự vị kỷ. Đây là 1 câu hỏi hay và nó có thể sẽ xuất hiện trong suy nghĩ của những cha mẹ hiện đại. Thực ra dạy đứa trẻ hiếu thảo không phải chỉ dừng lại ở dạy đứa trẻ “dạ thưa” hay biết trách nhiệm chăm sóc cha mẹ khi bệnh tật hay già yếu, mà đó là cách chúng ta dạy trẻ làm người. Nói đúng hơn là dạy trẻ về lòng biết ơn. Khi trẻ biết ơn về mọi thứ trẻ có, về tình yêu vô điều kiện cha mẹ dành cho trẻ, về gia đình hòa thuận, về tất cả những vật chất và các mối quan hệ trong xã hội, thì trẻ sẽ cảm thấy đủ và hạnh phúc.
Chữ hiếu thực ra là 1 hình thái khác của biết ơn. Ngay từ nhỏ, đứa trẻ được dạy cách trân trọng và biết ơn mỗi giây phút hạnh phúc trong các mối quan hệ yêu thương này, thì lớn lên trẻ cũng cảm thấy biết ơn về những gì xung quanh trẻ, không chỉ cha mẹ, anh chị em mà vợ chồng con cái và tất cả mọi người. Nếu chữ hiếu gói gọn trong gia đình thì biết ơn có giá trị lớn hơn. Một ai đó luôn biết ơn về những gì mình có, họ không bao giờ cảm thấy thiếu và luôn cảm thấy hạnh phúc. Đó mới là mục đích cuối cùng cha mẹ nào cũng muốn con cái chúng ta có được đúng không?
SAI LẦM CỦA CHA MẸ?
Cha mẹ thường mắc 1 sai lầm khi dạy con cái về sự biết ơn. Họ thường chú trọng vào hình thức của kết quả mà bỏ qua quy trình phát triển. VD, chúng ta phải bắt bằng được 1 đứa trẻ “dạ vâng” hay “khoanh tay cám ơn” khi được nhận điều gì từ ai. Chúng ta cảm thấy khó chịu, thậm chí xấu hổ nếu trẻ không làm. Liệu bạn có bao giờ tự hỏi liệu đứa trẻ đó có hạnh phúc và thực sự hiểu về điều này. Thậm chí có đứa vừa khóc vừa nói “cảm ơn cô” ríu rít vì vừa bị mẹ la.
Tương tự, trong 1 gia đình nọ cha mẹ thường xuyên làm việc vất vả nuôi 3 anh chị em, cho ăn học thành tài giỏi giang, nhưng khi cha mẹ về già thì các anh chị em đùng đẩy nhau để nuôi dưỡng, trong gia đình người mặt dài mặt ngắn thì làm sao hạnh phúc được. Thực ra, người cha mẹ mẹ này rất yêu thương họ, thậm chí chưa bao giờ cho con cái họ làm việc gì. Khi tuổi xế chiều đứa con út bị bệnh bà mẹ già cũng tay xách nách mang con gà lên nấu cháo cho. Nhưng, tình yêu vẫn chỉ đi 1 chiều từ cha mẹ đến con cái và chưa bao giờ những đứa trẻ này hiểu phải có chiều ngược lại. Thực ra, những đứa trẻ này có phần đáng thương vì họ đâu được dạy cách yêu thương và biết ơn.
PHẢI DẠY TRẺ LÒNG BIẾT ƠN NHƯ THẾ NÀO?
Dạy trẻ cách thể hiện sự biết ơn là đúng, nhưng quan trọng hơn là giúp trẻ nuôi dưỡng nhận thức, học cách suy nghĩ và biểu lộ cảm xúc trong gia đình nói riêng và xã hội nói chung. Đây là 1 số điều bạn có thể tham khảo.
Sớm giúp trẻ bao gồm trong hầu hết các hoạt động của gia đình
Từ việc phụ dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc anh chị em hoặc bố mẹ ốm, nói chuyện cả gia đình cùng nhau…Thậm chí khi bạn gặp khó khăn có thể chia sẻ hoặc nói chuyện với trẻ. Có thể trẻ không cho bạn câu trả lời để giải quyết vấn đề, nhưng trẻ có thể cho bạn thời gian thư giãn. Tất cả những điều này sẽ giúp trẻ luôn cảm thấy trẻ là 1 phần của gia đình, nghĩa là có thể chia sẻ, lắng nghe và củng cố tinh thần lẫn nhau. Nó giúp trẻ xây dựng nhận thức về gia đình.
Làm gương sáng cho con cái .
Hành động là cách tốt nhất để dạy dỗ trẻ. Liệu bạn có gọi cho cha mẹ của mình để hỏi thăm ông bà đã ăn gì hôm qua? Có 1 người mẹ đã chia sẻ: tôi đã bật khóc khi đang dạy con tập đọc bài “những trò chơi cùng ông bà” vì sực nhớ ra đã rất lâu tôi chưa về thăm cha mẹ tôi. Cách chúng ta dạy con cái không phản ánh cách con cái sẽ làm, mà cách chúng ta làm sẽ dẫn đến cách con cái sẽ làm.
Giúp trẻ nhận thức về biết ơn với cuộc sống
Thường xuyên cho trẻ nhận ra rằng: cuộc sống là luôn có những điều tốt đẹp. Đừng gieo vào trẻ những suy nghĩ tiêu cực từ cá nhân như:
+Tôi bực tức đồng nghiệp và về bực bội với con cái và gia đình. Dù bạn không nói với trẻ. Nhưng xúc cảm bạn mang về nhà sẽ cho con cái hiểu về thứ tiêu cực trong cuộc sống này. Thực ra nếu nhìn rộng ra bạn có chồng, những đứa trẻ…và biết bao con người tươi đẹp và khoảng thời gian tươi đẹp. Tại sao chỉ vì 1 người mà bỏ lại tất cả?
+Tôi hay than vãn và đổ thừa người khác. Cách than vãn và đổ thừa là gương xấu cho con cái và dễ làm chúng cảm thấy “cuộc sống này không tốt không an toàn” Thực ra mặt tốt đẹp của nó là rộng lớn bao lao.
Ngược lại, các lời tích cực về cuộc sống là điều mà đứa trẻ cần được chia sẻ. VD, Hôm nay bạn đã gặp những ai, họ vui vẻ như thế nào. Ai đã giúp bạn (nếu có), thậm chí bạn có thể chia sẻ bạn đã truyền cảm xúc từ tiêu cực sang tích cực như thế nào. VD, sáng xe của mẹ bị hết xăng và do sợ trễ làm mẹ cảm thấy bực bội tự trách mình sao không đổ xăng tối qua, vừa đẩy xe vừa tức lắm con à. Nhưng, rất may mẹ gặp 1 bác chạy trên đường giúp mẹ đến trạm xăng gần nhất. Lúc đó mẹ cảm thấy vui lắm và biết ơn bác tốt bụng đó. Thực ra chúng ta nên trân trọng với những phút giây chúng ta trải nghiệm. Điều này nên kể và chia sẻ cho trẻ