NHỮNG QUAN ĐIỂM VỀ GIÁO DỤC TRẺ NHỎ

NHỮNG QUAN ĐIỂM VỀ GIÁO DỤC TRẺ NHỎ TỪ NHỮNG NGƯỜI VĨ ĐẠI

Làm cha mẹ là “một ngành nghề”

GS. John B. Watson, là “cha đẻ” của khoa học hành vi, GS Tâm Lý Học vĩ đại người Mỹ. Ông cho rằng làm cha mẹ nên được hiểu là 1 ngành nghề, vì khi đó cha mẹ mới thực sự dành thời gian tìm hiểu nó và phát triển nó. Không phải ai rảnh thì chăm, mà là công việc nên được phân chia rõ ràng vì trẻ con cần vai trò của cha mẹ trong việc phát triển cả về thể chất và tâm sinh lý. Và chăm sóc, nuôi dưỡng, trò chuyện, tương tác và vui chơi với trẻ là những công việc chính của ngành nghề này. Đó là về phần cha mẹ.
Còn với trẻ, do ngôi nhà chính là môi trường làm việc thực thụ của nghề làm cha mẹ, cha mẹ cũng nên sớm thiết lập các luật lệ rõ ràng trong môi trường đó. VD. nơi nào trong nhà không sử dụng thiết bị điện tử, bữa ăn diễn ra ở đâu, giờ nào ngủ, giờ nào ăn … phải có kỹ luật và trách nhiệm.
Nói dễ hiểu, làm cha mẹ là 1 nghề, và ở đó cha mẹ là nhân viên và nhà ở là môi trường làm việc. Hãy làm 1 nhân viên tốt và có trách nhiệm với chính nơi làm việc của mình thì đứa trẻ chính là kết quả mong đợi của quá trình làm việc này.

Nuông chiều có dạy hư trẻ?

Là cha mẹ, ai cũng yêu thương con cái. Nhưng yêu thương khác nuông chiều. Nuông chiều có 3 dạng thường gặp như:
+ Cho trẻ quá nhiều điều trẻ muốn. VD, mua nhiều đồ chơi cho trẻ vì thấy trẻ thích hoặc đòi. Thực ra, điều này đang làm mất đi khả năng đánh giá về giá trị của những thứ trẻ đang có.
+ Quá che chở: thường làm hết điều khó mà cho trẻ phần dễ. Thực ra việc này chỉ làm trẻ mất dần tính tự chủ ở bản than, làm trẻ phát triển hành vi phụ thuộc, thiếu tự tin và khó chấp nhận thất bại
+ Bao che mù quán. Nếu có cơ hội cha mẹ thường bỏ qua hoặc làm nhẹ đi các hình phạt cho trẻ. Thậm chí hành vi trẻ đang sai, nhưng vẫn bao che và cho rằng trẻ đúng. Điều này là 1 dạng nguy hiểm của nuông chiều vì đứa trẻ lớn lên không bao giờ có cơ hội để biết mình có lỗi hay làm chưa đúng. Đứa trẻ chỉ biết bản thân là đúng thì rất khó được chấp nhận bởi xã hội
Yêu thương trẻ là cách chúng ta quan tâm đến suy nghĩ của trẻ, luôn khích lệ trẻ phát triển dù nó khó khăn và phức tạp và luôn dành lời động viên khi cần, nhưng vẫn cứng rắn dạy dỗ nếu trẻ có hành vi chưa đúng.
GS. Skinner, là một nhà tâm lý học nghiên cứu thực nghiệm nổi tiếng người Mỹ. Ông cho rằng đứa trẻ có thể thay đổi 1 hành vi nào đó khi được khích lệ và thậm chí động viên bằng các hoạt động phi vật chất như biểu đồ ngôi sao, hoặc được cho các đặc quyền nào đó (VD, đi nhà sách cuối tuần hoặc tự do chọn 1 món quà).

Để là 1 người lớn tốt hãy bắt đầu từ đứa trẻ tốt

Đó là quan điểm của Nhà Tâm Lý Học vĩ đại người Thụy Sĩ, GS. Jean Piaget. Ông nhấn mạnh vai trò của trải nghiệm của đứa trẻ lúc nhỏ là rất quan trọng vì theo ông trẻ hiểu một vấn đề là khi trẻ khám phá và tái khám phá nó. Và do đó, ông cho rằng giáo dục nơi bắt nguồn từ trong nôi. Một người lớn tốt cho xã hội là khi đứa trẻ đó được quan tâm để chăm sóc và giáo dục tốt khi còn nhỏ. Ông từng nói: Mục tiêu của giáo dục không phải là tăng lượng kiến thức mà là tạo khả năng phát minh và khám phá cho trẻ, tạo ra những người có khả năng làm những điều mới.
Do đó, muốn tạo ra 1 đứa trẻ thành công và hạnh phúc sau này, thì ngay chính tại thời điểm lúc nhỏ này, cha mẹ có dành thời gian để vui chơi, trải nghiệm và khám phá, cũng như dạy dỗ trẻ những điều nhân nghĩa và tốt lành không.
Bottom line
Có 1 câu ngạn ngữ rất hay của người Hà Lan dành cho cha mẹ như sau: “cha mẹ có thể làm việc cả đời, nhưng con cái chỉ bé bỏng một thời mà thôi”. Điều này để nhắc nhở chúng ta rằng rồi con sẽ lớn, thậm chí lớn rất nhanh, và đôi lúc trong cuộc sống bương chải này chúng ta đã vô tình bỏ qua những thứ quan trọng với trẻ mà khi bạn muốn làm lại không còn kịp nữa.

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây