1. Bạn muốn trẻ học giỏi, tập trung
Bạn muốn trẻ học giỏi, tập trung, nhưng môi trường học lúc nào cũng ồn ào, mở TV, mở nhạc thì liệu trẻ có tập trung được?
Các nhà khoa học tại Anh đã nghiên cứu cho thấy: trẻ học bài trong môi trường yên lặng là có kết quả học tập tốt nhất. Tốt hơn cả môi trường nghe nhạc không lời. Còn nghe nhạc có lời dù là bài hát yêu thích của trẻ thì kết quả tập trung là kém nhất.
2. Muốn trẻ cố gắng, kiên trì
Muốn trẻ cố gắng, kiên trì khi đối mặt với khó khăn, nhưng cha mẹ luôn quát mắng mỗi khi trẻ làm bài tập sai hoặc chưa đạt như kì vọng.
Nghiên cứu tại ĐH Stanford, Mỹ cho thấy: nếu cha mẹ cho trẻ thấy sự thất bại là điều xấu hổ, nhu nhược thì đứa trẻ lớn lên cũng nghĩ như vậy và luôn có tư duy cứng ngắt khi đối mặt với vấn đề. Ngược lại, nếu trẻ được cha mẹ dạy rằng thất bại là 1 trải nghiệm để học hỏi và tìm giải pháp, thì trẻ sẽ có tư duy mở và dễ dàng tìm kiếm giải pháp.
3. Liệu bạn có biết khen trẻ như thế nào là đúng?
Các nhà khoa học tại ĐH Chicago, Mỹ tiết lộ: lời khen không nên sáo rỗng, mà khen ngợi vào quá trình, chiến lược và nỗ lực của trẻ giữa 1 đến 3 tuổi sẽ giúp trẻ lớn lên phát triển tư duy mở, chấp nhận thách thức, biết đánh giá công việc và có khả năng tạo ra các chiến lược để cải thiện vấn đề
4. Lười biếng là dễ “ bị lây”
Nghiên cứu cho thấy: Lười biếng là dễ “bị lây”, ngược lại chăm chỉ cũng vậy. Nghĩa là khi đứa trẻ thấy bạn học ngồi kế bên hoặc ba mẹ, anh chị em trong nhà làm việc, học hành nghiêm túc, đúng giờ theo thời khoá biểu thì bản thân trẻ cũng dần học được sự nghiêm túc và chăm chỉ.
Notes
Desender et al, 2016, Is mental effort exertion contagious?Psychonomic Bulletin & Review
Gunderson et al, 2013, Parent praise to 1- to 3-year-olds predicts children’s motivational frameworks 5 years later. Child Development
Perham and Currie, 2014, Does listening to preferred music improve reading comprehension performance?Applied Cognitive Psychology
Haimovitz and Dweck, 2016, What predicts children’s fixed and growth intelligence mind-sets? Not their parents’ views of intelligence but their parents’ views of failure. Psychological Science