Tôi từng quan sát thấy nhiều cha mẹ sử dụng time-out để giáo dục trẻ khi trẻ ương bướng. Người thì chọn cho trẻ úp mặt vào tường. Có người thì để trẻ vào phòng lâu lâu mở cửa phòng xem thế nào, lúc bỏ đi thì im ắng nhưng lúc mở cửa thì trẻ gào khóc… Nhưng điều đáng quan tâm ở đây đó là: Dường như mọi việc vẫn vậy, trẻ vẫn cứ ương bướng, mẹ vẫn cứ time-out.
Thực ra, những cách làm như trên là làm chưa đúng ý nghĩa của time-out.
Time – out là gì ?
Time-out là 1 kỹ thuật được khuyên vì bản chất của nó không phải là hình phạt, mà là 1 công cụ giúp trẻ nhìn nhận lại giây phút hiện tại của trẻ đang có và nhận biết hành vi trẻ đang diễn ra. Nó tạo 1 không gian đủ nhàm chán để trẻ học về hành vi và thay đổi tốt hơn.
Nói dễ hiểu là time-out không phải là cách phạt, hở tí là sử dụng như 1 công cụ răn đe như “cái roi” vì nếu làm vậy thì trẻ sẽ dễ bị “lờn” và không còn hiệu quả trong giáo dục. Nó nên hiểu là 1 khoảng thời gian mà ở đó trẻ bị mất kết nối với mẹ, cảm thấy rằng hành vi trẻ đang làm dẫn đến 1 cảm giác nhàm chán và đứa trẻ nào cũng thông minh để biết tránh cảm giác này. Điều đó mới thực sự giúp trẻ thay đổi hành vi.
Những điều mang lại hiệu quả giáo dục khi time-out với trẻ
Thái độ của cha mẹ khi ra hiệu lệnh time-out
Nhớ là time-out không phải cái roi, cứ thích là nói, mà khi nói phải có sức nặng ngàn cân, không gì thay đổi quyết định dù trẻ có năn nỉ. Thái độ quyết tâm và kiên quyết mới là thứ trẻ phải cân nhắc. Bạn nghĩ trẻ sợ cái roi của bạn hay là thái độ của bạn. Thực tế đứa trẻ sợ nhất là thái độ của cha mẹ, luôn kiên quyết và nghiêm khắc thưởng phạt rõ ràng. Có vậy, mới tạo ra 1 đứa trẻ có kỷ luật thực sự.
Thái độ của cha mẹ khi hiệu lệnh time-out đã được ban ra
Khi đã ra lệnh time-out thì bạn đừng đôi co với trẻ, đừng nói dạng như “mẹ nói nhiều lần rồi, lì quá, bây giờ vào time-out”. Chỉ nói đơn giản lí do trẻ sẽ phải vào time-out là được. VD, con không được đánh như vậy, time-out! Thái độ lúc này là cần kiên quyết, còn sự giải thích yêu thương là công việc sau time-out. Trẻ cần hiểu theo thứ tự.
Thái độ của cha mẹ trong time-out
Trẻ cần thời gian để suy nghĩ và thay đổi, thì bạn cũng vậy, dành thời gian đó chỉ âm thầm quan sát trẻ để đảm bảo trẻ không tự làm đau bản thân, đừng quá chăm chăm như câu chuyện đầu bài lâu lâu chạy vào hỏi thăm, nhìn xem.
Nhớ là, không nên dùng phòng ngủ, phòng khách có ghế sofa, nệm, ghế lười hoặc nơi có yếu tố sao nhãng như đồ chơi, tv, sách… làm nơi time-out vì khi đó trẻ dễ bị sao nhãng và không còn ý nghĩa của phương pháp này. Tốt nhất là 1 góc nhà yên tĩnh, có thể đặt 1 cái ghế hoặc 1 tấm thảm để trẻ hiểu đó là nơi time-out.
Khi time-out diễn ra, bạn cần quyết tâm giúp trẻ hoàn tất thời gian quy định. Nếu trẻ đòi ra ngoài hoặc chạy ra ngoài bạn cần ngồi xuống để tầm mắt ngang với trẻ và dùng hai tay ôm trẻ vào lại time-out. Lúc này bạn chỉ cần nói nghiêm: “con cần phải vào time-out cho đến khi nó kết thúc”, mà không nên đôi co gì hoặc hứa hẹn như “ngoan đi mẹ cho con ra sớm nhé”.
Kết nối với trẻ sau time-out
Đây là 1 việc nên làm và làm trong 24h sau time-out. Nếu ngày có nhiều hơn 2 lần time-out thì miễn trong 24 giờ của lần gần nhất là được. Kết nối lại với trẻ là lúc cả hai cảm thấy vui vẻ trò chuyện về điều gì nên, điều gì không, có thể thông qua trò chuyện hoặc đọc sách. Điều này giúp ích rất nhiều trong thay đổi hành vi vì người ta thấy rằng thời điểm đó trẻ thường vui vẻ đón nhận hơn là làm điều này ngay lúc trẻ bị time-out.
Bé nhà em 20th và bé đang trong giai đoạn say no mọi thứ, bé làm ngược lại mọi thứ mẹ bảo. K vừa ý là sẽ bé khóc cố ý ho để ọc sữa. Bác có thể cho em lời khuyên nên time-out như thế nào cho hợp lý dc ko ạ? Trước đó mẹ sẽ ôm và cứ để bé khóc chờ bé ổn định, e k biết như vậy có ổn ko ạ?
Chào bạn, phương pháp Time-out chỉ nên sử dụng với trẻ khi 1 hành vi vượt khỏi giới hạn và có hành vi nguy hiểm như phá luật và quy ước của gia đình, đánh người khác hoặc tự đánh mình, đập đầu vào gối; hoặc các biện pháp răn đe khác không còn hiệu quả. Tại sao không nên lạm dụng time-out? Bởi vì để cho trẻ biết rằng time-out là 1 điểm G dừng lại của những hành vi sai, giống như tiếng chuông tin nhắn. Khi tiếng chuông vừa reo sẽ thúc ép chúng ta phải xem tin nhắn ngay. Trải qua time-out tốt thì trẻ sẽ học được điều này và tự biết điều chỉnh hành vi của trẻ. Nhưng nếu dùng quá thường xuyên có thể làm mất dần chức năng này do trẻ có thể học được các hành vi đối phó và quen dần.