NHỮNG CƠN “ĐÓI TIỀM ẨN” MÀ TRẺ CON NGÀY NAY ĐANG GÁNH CHỊUBạn biết không! Theo tổ chức UNICEF, cứ mỗi 2 trẻ thì có 1 trẻ bị đói tiềm ẩn. Đói tiềm ẩn không chỉ liên quan đến tăng trưởng kém mà còn ảnh hưởng đến tăng trưởng chiều cao của trẻ. Vậy đói tiềm ẩn là gì? Thực ra, thuật ngữ này để ám chỉ sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng ở trẻ như sắt, kẽm, Canxi, và những vitamin quan trọng như vitamin D, vitamin A… Báo cáo của Viện Nghiên cứu Chính sách Thực phẩm Quốc tế, trụ sở tại Mỹ, cho thấy thiếu hụt vi chất dinh dưỡng có thể kích hoạt vòng tròn thấp còi ngay từ giai đoạn trẻ nhỏ đến độ tuổi thanh thiếu niên. Mà những giai đoạn này lại quan trọng bởi vì nó xảy ra ở tất cả các giai đoạn vàng phát triển chiều cao của trẻ.
Nhưng trên thực tế, đói tiềm ẩn thường khó nhận biết và dễ bị bỏ qua đến khi nó biểu hiện triệu chứng thì đã giai đoạn trễ. Một đứa trẻ nhìn bụ bẫm cũng có thể bị đói tiềm ẩn. Những nguyên nhân thường thấy liên quan đến đói tiềm ẩn, đó là chế độ ăn của trẻ không đa dạng, trẻ biếng ăn hoặc trẻ thường xuyên bị bệnh
Bên cạnh đói tiềm ẩn, trẻ con ngày nay vẫn phải chịu thêm những “cái đói” khác. Ngày nay, rất dễ thấy các bảo mẫu “công nghệ” như điện thoại, ipad, TV trong mọi gia đình, và trẻ dành quá “dư thừa” thời gian ở bên các “bão mẫu công nghệ” này, nhưng trẻ lại bị “đói” về thời gian tương tác, ra ngoài vui chơi vận động cùng cha mẹ. Trẻ thức khuya nhiều hơn và trẻ luôn bị “đói những giấc ngủ tốt” cần thiết cho sự phát triển của cơ thể
Như tôi có đề cập ở trên, các giai đoạn vàng phát triển chiều cao ở trẻ hầu hết xảy ra ở giai đoạn trẻ nhỏ đến giai đoạn thanh thiếu niên. Một khi đã bỏ lỡ, sẽ rất khó để trẻ có thể phát huy tối đa tiềm năng tăng trưởng của mình.
Làm sao để trẻ tăng trưởng và phát triển chiều cao được tốt nhất
Tránh để trẻ mắc phải tình trạng “đói tiềm ẩn” và thiếu hụt vi chất
– Chế độ ăn của trẻ cần đa dạng các nhóm thực phẩm. Trong đó, nên đa dạng nguồn đạm trong bữa ăn hàng ngày và trong tuần của trẻ. Đạm cũng là nguồn tốt cung cấp sắt, kẽm cho trẻ. Thiếu hụt sắt, kẽm cũng liên quan đến chậm tăng trưởng.
– Mỗi tuần, trẻ nên có: 2 ngày thịt bò, heo; 2 ngày cá và hải sản; 2 ngày thịt gà, gia cầm hay trứng và 1 ngày trẻ có thể lấy đạm từ những nguồn khác như các loại đậu, đậu hủ hoặc hải sản.
– Canxi, sắt, kẽm vì là 3 vi chất quan trọng cho tăng trưởng và phát triển chiều cao nhưng lại thường thiếu hụt ở trẻ nhỏ. Theo thống kê từ Viện Dinh dưỡng quốc gia cho thấy tỷ lệ trẻ em VN thiếu kẽm đang ở mức cao khoảng 58% và cứ 3 trẻ có 1 trẻ thiếu sắt [3]. Và việc hấp thu các khoáng chất này thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. VD, để hấp thụ tốt canxi trẻ cần đầy đủ vitamin D. Trong khi đó, vitamin C giúp hấp thu các khoáng chất như sắt kẽm.
Vai trò hỗ trợ trẻ hấp thu một số các vi chất cần thiết cho tăng trưởng
Gần đây, một thành phần khác là Casein Phosphopeptide (CPP) cũng được biết đến trong vai trò hỗ trợ trẻ hấp thu một số các vi chất cần thiết cho tăng trưởng. Trong một nghiên cứu tiền lâm sàng dẫn đầu bởi TS. Tsuchita, Viện nghiên cứu khoa học dinh dưỡng, Nhật Bản cho thấy CPP giúp tăng hấp thu canxi ở ruột gấp 2 lần và tăng 21% lượng canxi vào xương. Hoạt động của CPP được ví như nam chậm, giúp thu hút các vi chất cần thiết cho tăng trưởng như canxi và kẽm, từ đó hỗ trợ khắc phục tình trạng thiếu hụt các vi chất này. Hiện tại một số sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ đã có cải tiến bổ sung thêm thành phần CPP này.
Giúp trẻ có lối sống năng động và lành mạnh
– Trẻ cần có giấc ngủ ngon nguyên đêm, tạo thói quen đi ngủ sớm (từ 9-10h đêm hoặc sớm hơn với độ tuổi nhỏ hơn) vì hormone tăng trưởng GH sẽ tiết ra mạnh nhất vào ban đêm, đặc biệt trong khoảng thời gian 10h đêm đến 3h sáng
– Vận động đủ là 1 yếu tố quan trọng kích thích tăng trưởng. Trẻ dưới 5 tuổi khuyến khích nên có lối sống năng động. Để đạt được điều này, trẻ cần giới hạn thời gian sử dụng các thiết tử điện tử như TV, Ipad, điện thoại không quá 60 phút/ngày cho trẻ từ 2 tuổi. Trẻ từ 5-11 tuổi có thể tham gia 1 số loại hình thể thao bài bản như bơi lội, đá banh, học võ…
– Giúp trẻ tham gia các hoạt động vui chơi hoặc sinh hoạt nhóm để tăng khả năng giao tiếp xã hội của trẻ thông qua các hoạt động như diễn kịch, kể chuyện, đánh cờ… Điều này giúp giảm tỷ lệ lo lắng và tự kỉ ở nhóm trẻ độ tuổi đi học, đặc biệt là các trẻ ở thành thị.