Một số cha mẹ chúng ta thường giải quyết tình huống khi trẻ ương bướng vào 1 trong 2 trường hợp sau:
1. Quát mắng
2. Dụ dỗ và để trẻ làm theo cách trẻ muốn, đôi lúc là một lời hứa hẹn. VD. thôi được rồi, ngày mai mẹ sẽ mua cái khác to hơn nhé.
Thực tế, não bộ của trẻ cũng học được rất nhiều từ những tình huống ương bướng nếu cha mẹ biết cách đáp ứng, và đứa trẻ sẽ ngoan hơn.
Cha mẹ cần hiểu về cách não bộ của trẻ hoạt động
Một cách tự nhiên, khi bạn phản ứng thì trẻ sẽ đáp lại theo đúng năng lượng bạn sử dụng. VD. khi bạn quát, thì trẻ sẽ hét. Khi bạn đánh, trẻ lại càng phản kháng và lì hơn. Trong cách này, não trẻ không học được gì.
Trong cùng trường hợp, khi bạn dụ dỗ, hay chiều chuộng, trẻ cũng đáp lại bạn cách để được nhiều hơn.
Để khuyến khích xây dựng hoạt động của não bộ, ngay cả khi đáp ứng với tình huống ương bướng, là giúp trẻ nhận ra điều gì nên và không nên một cách rõ ràng. Lúc này, trẻ cũng tìm cách đáp ứng lại bạn, nhưng khác ở chỗ là trẻ bắt đầu đánh giá và so sánh điều gì nên hay không nên cho tình huống tương tự sau này và bài học được dạy.
Vậy, chúng ta nên làm gì khi trẻ ương bướng trong một tình huống nào đó? Không phải tất cả các tình huống là phải đáp ứng. Bạn nên phân loại tình huống nào là trẻ đang thực sự ương bướng hay chỉ là cách trẻ đang gây chú ý bạn cho một hoạt động nào đó.
Khi đáp ứng, bạn nên dùng nguyên lý: “ngăn hành vi, nhưng đừng làm mất kết nối đến trẻ”. Để dễ hiểu, chúng ta làm từng bước như:
1. Nghiêm giọng để chấm dứt hành vi của trẻ và cho lí do ngắn gọn nhất. Lúc này không phải là thời gian giải thích mà là hiệu lệnh. VD. Con đã kéo dây rèm cửa sổ nhiều lần và nó quá ồn, con hãy kéo lên và không được kéo xuống đến khi mẹ cho phép.
2. Nếu trẻ tiếp tục hành vi, hãy bắt đầu hành động theo cách bạn muốn chấm dứt, thậm chí có thể dùng time-out nếu hành vi đó trở nên mất kiểm soát.
3. Kết nối lại trẻ thông qua giải thích và hướng dẫn cách trẻ nên làm và không nên làm, nên làm điều này trong vòng 24 giờ sau hành vi để não bộ của trẻ học được tốt nhất. Trở lại ví dụ kéo rèm, việc kết nối lại này có thể thực hiện thông qua giải thích luật kéo rèm, đọc sách để giải thích trẻ nghe về công dụng của rèm, kéo như thế nào và bao nhiêu lần.
Điều quan trọng khi thực hiện là bạn nên kiên định, làm chủ về thái độ, và có tinh thần giúp trẻ học hơn là quát mắng cho qua chuyện hay làm trẻ sợ. Nhớ rằng mọi tác động của bạn lên trẻ như thế nào, thì nó sẽ phản ánh lên cách trẻ tác động lại bạn như vậy.
Chào các bạn, phương pháp Time-out chỉ nên sử dụng với trẻ khi 1 hành vi vượt khỏi giới hạn và có hành vi nguy hiểm như phá luật và quy ước của gia đình, đánh người khác hoặc tự đánh mình, đập đầu vào gối; hoặc các biện pháp răn đe khác không còn hiệu quả. Tại sao không nên lạm dụng time-out? Bởi vì để cho trẻ biết rằng time-out là 1 điểm G dừng lại của những hành vi sai, giống như tiếng chuông tin nhắn. Khi tiếng chuông vừa reo sẽ thúc ép chúng ta phải xem tin nhắn ngay. Trải qua time-out tốt thì trẻ sẽ học được điều này và tự biết điều chỉnh hành vi của trẻ. Nhưng nếu dùng quá thường xuyên có thể làm mất dần chức năng này do trẻ có thể học được các hành vi đối phó và quen dần.
Để time-out đúng và mang lại hiệu quả giáo dục với trẻ bạn cần làm đúng những điều sau:
1. Thái độ của cha mẹ khi ra hiệu lệnh time-out: nhớ là time-out không phải cái roi, cứ thích là nói, mà khi nói phải có sức nặng ngàn cân, không gì thay đổi quyết định dù trẻ có năn nỉ. Thái độ quyết tâm và kiên quyết mới là thứ trẻ phải cân nhắc. Bạn nghĩ trẻ sợ cái roi của bạn hay là thái độ của bạn. Thực tế đứa trẻ sợ nhất là thái độ của cha mẹ, luôn kiên quyết và nghiêm khắc thưởng phạt rõ ràng. Có vậy, mới tạo ra 1 đứa trẻ có kỷ luật thực sự.
2. Thái độ của cha mẹ khi hiệu lệnh time-out đã được ban ra: Khi đã ra lệnh time-out thì bạn đừng đôi co với trẻ, đừng nói dạng như “mẹ nói nhiều lần rồi, lì quá, bây giờ vào time-out”. Chỉ nói đơn giản lí do trẻ sẽ phải vào time-out là được. VD, con không được đánh như vậy, time-out! Thái độ lúc này là cần kiên quyết, còn sự giải thích yêu thương là công việc sau time-out. Trẻ cần hiểu theo thứ tự.
3. Thái độ của cha mẹ trong time-out: trẻ cần thời gian để suy nghĩ và thay đổi, thì bạn cũng vậy, dành thời gian đó chỉ âm thầm quan sát trẻ để đảm bảo trẻ không tự làm đau bản thân, đừng quá chăm chăm như câu chuyện đầu bài lâu lâu chạy vào hỏi thăm, nhìn xem.
Nhớ là, không nên dùng phòng ngủ, phòng khách có ghế sofa, nệm, ghế lười hoặc nơi có yếu tố sao nhãng như đồ chơi, tv, sách… làm nơi time-out vì khi đó trẻ dễ bị sao nhãng và không còn ý nghĩa của phương pháp này. Tốt nhất là 1 góc nhà yên tĩnh, có thể đặt 1 cái ghế hoặc 1 tấm thảm để trẻ hiểu đó là nơi time-out.
Khi time-out diễn ra, bạn cần quyết tâm giúp trẻ hoàn tất thời gian quy định. Nếu trẻ đòi ra ngoài hoặc chạy ra ngoài bạn cần ngồi xuống để tầm mắt ngang với trẻ và dùng hai tay ôm trẻ vào lại time-out. Lúc này bạn chỉ cần nói nghiêm: “con cần phải vào time-out cho đến khi nó kết thúc”, mà không nên đôi co gì hoặc hứa hẹn như “ngoan đi mẹ cho con ra sớm nhé”.
4. Kết nối với trẻ sau time-out: đây là 1 việc nên làm và làm trong 24h sau time-out. Nếu ngày có nhiều hơn 2 lần time-out thì miễn trong 24 giờ của lần gần nhất là được. Kết nối lại với trẻ là lúc cả hai cảm thấy vui vẻ trò chuyện về điều gì nên, điều gì không, có thể thông qua trò chuyện hoặc đọc sách. Điều này giúp ích rất nhiều trong thay đổi hành vi vì người ta thấy rằng thời điểm đó trẻ thường vui vẻ đón nhận hơn là làm điều này ngay lúc trẻ bị time-out.
Chúc bé vui khỏe
Chào bác, sự kiên định trong việc nuôi dạy trẻ này cần bao lâu? 1 tháng, 2 tháng hay cả 1 năm, 2 năm? Như em dạy bé các quy tắt ( vd quy tắc bàn ăn) nhưng chỉ 1 tuần ba mẹ k ở chung với bé, bé ở với ông bà thì quy tắt hoàn toàn bị phá bỏ. Lẽ nào bé không tự giữ được quy tắc mà phải luôn có người can thiệp?
chào bạn, câu hỏi bạn rất hay. Liệu trẻ bao lâu mới có thể học được cách để có hành vi tốt? Chúng ta không thể mong đợi đứa trẻ làm tốt với tất cả luật lệ được đặt ra, thậm chí người lớn chúng ta dù hiểu luật, nhưng đôi lúc cũng “vượt rào” khi có cơ hội đó thôi. Vượt rào là luôn xảy ra. Đó là con người. Điều chúng ta mong đợi là còn hơn điều này, đó là dạy dỗ để đứa trẻ có cách nhìn nhận đúng về hành vi. Nói nôm na, là 1 người tốt sau này, mà không phải là 1 người hoàn hảo. Để làm vậy, cha mẹ luôn là 1 người bạn, hướng dẫn trẻ điều đúng. Và thời điểm nào là tốt nhất. Khoa học đã chứng minh đó là độ tuổi nhỏ (<6 tuổi) khi não bộ trẻ rất linh hoạt để tiếp nhận những trải nghiệm mới, và đó là độ tuổi mà cha mẹ có ảnh hưởng đến hành vi trẻ nhiều nhất. Do đó, điều bạn cần làm là tiếp tục là 1 người bạn tốt, đồng hành cùng trẻ, và chính bạn là người có ảnh hưởng với trẻ nhất lúc này, mà không phải ai khác. Khi trẻ phát triển các hành vi tốt thì nó sẽ giúp trẻ trở thành 1 người tốt sau này. Chúc bé vui khỏe.