Không phải những chuyến du lịch xa hoa, cũng không phải là những khóa học kỹ năng đắt đỏ như trại hè Singapore hay trại hè Harvard.
Theo tổ chức Communication Trust (Anh Quốc), một mùa hè lý tưởng là khi: Trẻ được sống đúng với tuổi thơ của mình, được là chính mình, được khám phá và học hỏi, được giao tiếp chân thành và được tự do vui chơi. Mỗi trải nghiệm như vậy sẽ góp phần nuôi dưỡng trí tuệ, cảm xúc và sự tự tin của trẻ.
Tuy nhiên, để con có thể vui chơi một cách trọn vẹn, ba mẹ cũng cần lưu ý rằng mùa hè là thời điểm trẻ dễ bị mẫn cảm. Nếu không được quan tâm đúng mức, những nốt mẩn đỏ, cơn hắt hơi kéo dài hay rối loạn tiêu hóa có thể âm thầm “đánh cắp” mùa hè của con – theo đúng nghĩa đen.
Vì sao mùa hè lại dễ gây mẫn cảm cho trẻ?
Theo báo cáo của BS. Bonić – chuyên gia về Miễn dịch nhi khoa- có 3 nguyên nhân chính khiến mùa hè trở thành “thời điểm dễ mẫn cảm”
- Mùa hè là lúc trẻ đổ mồ hôi nhiều hơn để làm mát cơ thể. Mồ hôi thường xuyên bị ứ đọng trên bề mặt da, kết hợp với vi khuẩn, bụi bẩn dễ gây viêm, nổi mẩn, ngứa ngáy – đặc biệt ở các vùng nếp gấp, cổ, khuỷu tay, bẹn.
- Nghỉ hè đồng nghĩa với việc trẻ được chơi ngoài trời nhiều hơn. Cỏ cây, bụi mịn, côn trùng… đều là yếu tố dễ kích hoạt phản ứng mẫn cảm như ngứa, sổ mũi, hắt hơi.
- Vào hè, trẻ thường được “thả ga” ăn uống đủ các món nào là kem, bánh, nước ngọt… vừa mát vừa vui. Nhưng vì ăn nhiều loại cùng lúc, hệ tiêu hóa non nớt của con rất dễ bị quá tải. Điều này dễ dẫn đến các vấn đề như đầy hơi, tiêu chảy, nôn trớ hay rối loạn tiêu hóa
Dấu hiệu nhận biết mẫn cảm mùa hè ở trẻ nhỏ:
Mẫn cảm ở trẻ có thể biểu hiện qua nhiều triệu chứng. Tuy nhiên, cha mẹ có thể chú ý đến 3 nhóm dấu hiệu sau:
- Dấu hiệu tiêu hóa: Trẻ có thể gặp các vấn đề như nôn trớ, tiêu chảy, đau bụng, hoặc đầy hơi.
- Dấu hiệu ngoài da: Các dấu hiệu như phát ban, nổi mẩn ngứa, chàm sữa, da khô và ngứa có thể xuất hiện trên da.
- Dấu hiệu như cảm nhẹ: Hắt hơi, sổ mũi vào sáng sớm hoặc trong 1 điều kiện cụ thể nào đó, nhiều cha mẹ tưởng là cảm lạnh thông thường nhưng thực chất có thể là dấu hiệu của mẫn cảm với phấn hoa, bụi, hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột.
CHIẾN LƯỢC GIÚP TRẺ CÓ MÙA HÈ KHỎE MẠNH VÀ KHÔNG MẪN CẢM
Sau đây là các chiến lược phụ huynh có thể tham khảo:
Chiến lược dinh dưỡng
Các nghiên cứu cho thấy một số thành phần dinh dưỡng có thể hỗ trợ hệ tiêu hoá và miễn dịch – từ đó giúp giảm nguy cơ mẫn cảm ở trẻ, nhất là trong mùa hè nhiều tác nhân kích ứng:
- Đạm whey thuỷ phân một phần: Loại đạm này có cấu trúc phân tử nhỏ hơn đạm sữa bò nguyên vẹn, dễ tiêu hóa hơn, giảm nguy cơ gây kích ứng lên hệ tiêu hoá vốn còn non nớt của trẻ. Đây là lựa chọn phù hợp cho các bé có cơ địa nhạy cảm.
- 5HMO (Human Milk Oligosaccharides): Là thành phần có trong sữa mẹ, 5HMO giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột, tăng cường hàng rào miễn dịch cho trẻ.
- Lợi khuẩn Bifidus BL: Giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Trẻ có hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh sẽ tiêu hóa tốt hơn, giảm viêm và hạn chế phản ứng mẫn cảm kéo dài.
- Tăng cường vitamin A, C và nhóm B từ rau củ quả: Các loại rau củ quả tươi như cà rốt, bí đỏ, cam, dâu, cải xanh, súp lơ… cung cấp nguồn vitamin A, C và nhóm B dồi dào. Đây là các chất chống oxy hoá tự nhiên, giúp bảo vệ tế bào, tăng sức đề kháng da-niêm mạc, giảm nguy cơ phản ứng dị ứng và hỗ trợ phục hồi sau viêm.
Dinh dưỡng đúng cách chính là nền tảng giúp trẻ khoẻ từ bên trong, chống lại các tác nhân mẫn cảm từ bên ngoài.
Chăm sóc da trẻ đúng cách
- Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, ưu tiên vải cotton thấm hút tốt để da luôn khô ráo.
- Vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ, đặc biệt các vùng dễ đọng mồ hôi, tắm thường xuyên với sữa tắm dịu nhẹ. Thoa kem dưỡng ẩm cho trẻ mỗi ngày, nhất là sau khi tắm để giữ da mềm mịn và tăng cường hàng rào bảo vệ cho da trẻ.
Bạn đã có ý tưởng gì cho mùa hè này của con chưa? con sẽ tham gia những hoạt động gì, chế độ dinh dưỡng như thế nào để không bị mẫn cảm…Với quyết tâm không để mùa hè của con bị đánh cắp bởi những chiếc điện thoại hay ipad.