LỐI TƯ DUY CẦU TIẾN GIÚP GÌ CHO TRẺ?

LỐI TƯ DUY CẦU TIẾN GIÚP GÌ CHO TRẺ?
LỐI TƯ DUY CẦU TIẾN GIÚP GÌ CHO TRẺ?
Có một bài học quan trọng mà cha mẹ nên dạy trẻ từ sớm, đó là “dạy trẻ yêu thích thử thách, có thái độ chấp nhận sai lầm, tận hưởng nỗ lực và không ngừng học hỏi. Nghe có vẻ lạ nhưng lại rất cần thiết ”. Bài học mà trong 1 hội nghị tại ĐH Nebraska- Lincoln, Mỹ GS. Carol, ĐH Stanford bà gọi là “cần xây dựng lối tư duy cầu tiến” cho trẻ nhỏ
Bà nhấn mạnh: với 1 lối tư duy cầu tiến, đứa trẻ luôn nhìn vấn đề với các giải pháp và chúng luôn tìm thấy hạnh phúc. Ngược lại, trẻ không có tư duy cầu tiến thường lo lắng và thiếu tự tin giải quyết vấn đề xảy ra. Thực vậy, chúng ta quá quen với sự tán dương, và luôn tìm kiếm sự dễ dàng cho trẻ. Điều này chỉ làm tư duy trẻ bị giới hạn khi phải đối mặt với khó khăn. Trẻ con nhìn nhận sự khó khăn qua lăng kính của cha mẹ. Khi các con không được cho cơ hội để đối mặt hay chấp nhận cảm giác bị thất bại hay xử thua trong các hoạt động. Điều này là 1 bất lợi hơn là lợi thế. Vì chính trong sự thử thách, hiểu sự tồn tại của thất bại là 1 phần của trò chơi thì trẻ sẽ học được cách quản lý cảm xúc của mình, và học cách giải quyết vấn đề. Mọi đứa trẻ lớn lên đều cần kỹ năng này để tồn tại và thành công.
Người có tư duy cầu tiến hiểu rằng sự thành công là thông qua rèn luyện và sự chăm chỉ học tập, nhìn sự thất bại là cơ hội hơn là than trách, nhìn sự thành công của người khác là cơ hội để học hỏi và trao đổi hơn là ganh tị, và trân trọng sự nhận xét của người khác hơn là xem đó là sự tấn công.
Theo GS. Carol, để xây dựng lối tư duy cầu tiến cho trẻ từ nhỏ, cha mẹ được khuyên nên làm những điều sau:

1. Lời khen

Lời khen là quan trọng với trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ không nên khen ngợi trẻ, mà nên khen ngợi điều trẻ làm. Khen ngợi vào nỗ lực và quy trình của trẻ hơn là cho lời khen sáo rỗng hay chỉ là tập trung vào kết quả.

2. Cho trẻ cơ hội để hiểu về sự thất bại

Ví dụ, trong 1 trò chơi nào đó, trẻ bị thua thì nên được xử thua. Không vì trẻ còn nhỏ mà thiên vị hay được làm dễ.

3. Cho trẻ biết không phải bất kì đòi hỏi nào của trẻ đều được chấp nhận

Cần cho trẻ hiểu điều nào là quan trọng và ưu tiên. VD. Nếu hôm nay là ngày về thăm ông bà thì trẻ phải về thăm ông bà, chứ không phải trẻ muốn đòi đi chơi chỗ khác là được đi chơi.

4. Khuyến khích trẻ

Hãy khuyến khích trẻ giải thích những điều trẻ nói hay lựa chọn khi có thể.

5. Khi trẻ thất bại hay gặp điểm xấu trên lớp, đừng chỉ trích

Cha mẹ nên công nhận những điều trẻ làm tốt và thẳng thắn cho trẻ biết điều nào trẻ chưa làm tốt. Chỉ trích hay la mắng chỉ làm trẻ phát triển hành vi che giấu lỗi sai. Ngược lại, thái độ cầu tiến của cha mẹ sẽ giúp trẻ chia sẻ và nỗ lực để tốt hơn.

6. Thiết lập thời gian rõ ràng cho trẻ

Khi giao bài tập hay công việc trẻ làm, cha mẹ nên thiết lập rõ ràng thời gian hoàn tất, mục tiêu đánh giá (VD, cứ 2 câu hỏi làm xong thì đưa mẹ xem nhé!), rõ ràng luật lệ, quy định.

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây