Giá trị của những bài học yêu thương gia đình và sự đoàn kết

HÃY ĐỂ BÀI HỌC TRỞ THÀNH NIỀM TỰ HÀO CỦA GIA ĐÌNH BẠN

Một báo cáo về các tập đoàn kinh doanh gia đình lớn (được kế vị lại cho các thành viên gia đình) tại Châu Á và Châu Âu. Một sự thật đau lòng là: các tập toàn kinh doanh gia đình ở Châu Á thường không duy trì quá đời thứ 2 trong khi đó các công ty gia đình tại Châu Âu thì có thể kéo dài phát triển đến đời thứ 4. Một trong những lý do lớn dẫn đến sự sụp đỗ sớm và đáng tiếc là anh chị em trong gia đình thường bất hòa, tranh chấp tài sản, không đoàn kết yêu thương để duy trì gia nghiệp.
Thực ra sự yêu thương và đoàn kết anh chị em trong 1 gia đình là được hình thành từ trong cách nuôi dạy của cha mẹ họ từ nhỏ. Thực vậy, khi những đứa trẻ được dạy biết yêu thương nhau thì chúng sẽ đoàn kết và biết hỗ trợ nhau phát triển. Ngược lại, khi chúng không được dạy về tình yêu, thì chúng thường phát triển tính ích kỷ hoặc thờ ơ vì bản chất của con người luôn tìm ẩn những mặt này của tiến hóa trừ khi tình yêu được kết trái ở trong mỗi người. Đó mới gọi là xã hội loài người – nơi không ai tồn tại 1 mình và mỗi chúng ta phải sống yêu thương và tương tác lẫn nhau.

HIỂU VỀ TRANH CẢI, ĐÁNH NHAU GIỮA NHỮNG ĐỨA TRẺ

Bạn biết không? sự tranh cải hay đánh nhau của những đứa trẻ trong gia đình là 1 phần của kết quả tiến hóa. Nó lưu trữ trong não bộ của mỗi đứa trẻ khi vừa sinh ra vì dù gì chúng ta cũng là 1 nhánh tiến hóa của động vật bậc cao. Tuy nhiên, khác động vật, xã hội con người bắt đầu phân tầng sâu sắc các mối quan hệ và yêu thương. Điều này đã làm một phần của tự nhiên “tạm ngủ yên”. Giai đoạn nhỏ là 1 giai đoạn quan trọng, vì bản chất hoang dã của “con hổ” nhỏ vẫn bộc lộ, nó rất nhạy cảm với môi trường nuôi dưỡng ở giai đoạn này để đến 1 trong 2 quyết định là “ngủ yên” hay là “thức dậy”.
Một điều thú vị rằng, chính cách giáo dục trong gia đình (từ chính cha và mẹ) là quyết định trong việc làm “con hổ nhỏ ngủ yên” mãi mãi trong tình yêu thương.

RẤT NHIỀU NGƯỜI TRONG CHÚNG TA VÔ TÌNH DẠY SAI: ĐÃ TẠO SỰ CHIA RẼ Ở CON TRẺ!

Mỗi đứa trẻ đều sinh ra có 1 con hổ nhỏ gọi là “ích kỷ”. Điều này chỉ để chúng đảm bảo có được sự yêu thương, chăm sóc để phát triển. Bằng chứng khoa học đã đồng ý rằng: cách đáp ứng của cha mẹ trong gia đình là rất quan trọng và quyết định liệu “con hổ nhỏ” này thức dậy hay sẽ ngủ yên.
Dẫu rằng đứa nào chúng ta cũng đều yêu thương bằng nhau, nhưng đôi lúc cách dạy, cách ứng xử của chúng ta lại tạo sự chia rẻ giữa chúng. Đặc biệt nó thường đến từ các vấn đề cơ bản của cuộc sống như ngủ, chơi, ăn, yêu thương
Đây là một số vì dụ về cách ứng xử “tạo sự chia rẻ”

Ăn:

Bạn có thể nói gì đó tương tự như: “Tin ăn ngoan không, chả khóc gì, Chị Na ăn hư quá”

Ngủ

“ngủ đi chứ, lăn lộn hoài để em ngủ nữa chứ”
Người mẹ vô tình lấy đứa em làm lí do để bắt đứa lớn hơn ngủ. Vô tình đưa lợi ích của đứa này làm điều kiện cho bất lợi của đứa khác.

Chơi

Người bà vỗ về đứa nhỏ “Ngoan ngoan nào!” và quát đứa lớn “Na đưa con gấu cho em!” dù đó là đến lượt chơi của chị Na.

Yêu thương

Những câu nói đùa vô hại, nhưng là chia rẻ lớn tình yêu thương.
Ví dụ, “ngoan ngoan mẹ thương mẹ thương hơn chị Na nhé”
Hoặc người bà thường hay nói đùa “mẹ mày đâu? thế nó bỏ rơi mày rồi, lại với bà nè!”.
Các câu nói đùa trên không hề có ác ý gì cả, nhưng tâm hồn trẻ con nó nghĩ nhiều hơn chúng ta nghĩ. Có 1 lần tôi về VN chơi, mẹ tôi cho trái mít chưa chín và bảo để nó dưới nắng để nhanh chín. Không biết đứng ở đâu mà đứa cháu nhỏ tôi nghe được câu chuyện. Thế là đứa cháu gái nhỏ 5 tuổi của tôi hì hục buổi trưa di chuyển trái mít theo ánh nắng chiếu trên sân. Trẻ con trong tuổi học và hiểu, nó hiểu nhiều chiều hơn cách hiểu chúng ta. Hãy thận trọng đưa ra sự so sánh, điều kiện lợi ích, bên nặng bên khinh,… Đến lúc bạn nhận ra hậu quả có thể đã muộn màng.

“HÃY DẠY YÊU THƯƠNG VÀ HỢP TÁC!”

TS. Feinberg, ĐH Bang Penn, Mỹ từng nói rằng: cách làm giảm các xung đột xảy ra giữa những con hổ nhỏ là hãy dạy chúng hợp tác cùng nhau trong vui chơi, giải quyết vấn đề, quan trọng là giải quyết xung đột xảy ra phải công bằng và lắng nghe trẻ, cho chúng nhận xét lỗi sai-đúng của bé còn lại.
Khi hợp tác vui chơi cùng nhau hoặc vì 1 kết quả chung, những con hổ nhỏ sẽ tự biến mất, nhường chỗ cho tinh thần hợp tác và đối mặt thử thách. VD. 2 bé có thể cùng chơi 1 trò chơi quy định luật chơi, phạt – thưởng công bằng dù ai lớn ai nhỏ.
Xếp hình puzzle cùng nhau là hoạt động có thể khuyến khích cho các bé 3-6 tuổi. Trẻ cần thống nhất để đưa ra vị trí đặt vào. Để dạy chúng thống nhất, hãy để chúng tự tranh luận vị trí và không có can thiệp của bạn. Nếu không thống nhất, hãy để mỗi đứa xếp vào theo ý để nhận ra sai lầm. Khi đứa nào nhận ra sai, thì hãy tự gỡ ra và đưa đứa khác.
Các hoạt động chơi đến lượt cũng nên làm.
Khi gặp các vấn đề về ăn uống, ngủ nghĩ như ví dụ trên. Trẻ lớn thường làm ồn bé nhỏ ngủ là tình huống tôi hay gặp. Cha mẹ được khuyên là: [1] đặt bé lớn ra khỏi nơi bé nhỏ ngủ vì lí do giường là để ngủ, chứ không để chơi. Lí do bạn đưa ra phải là sự thật, không phải để đem lại lợi ích cho ai. [2] Cho bé lớn biết đây là giờ ngủ, em con và cha mẹ cần ngủ, và con cũng phải ngủ để có sức khỏe đi học ngày mai. [3] đưa luật ngủ của gia đình -hãy tạo luật ngủ sớm nhất có thể khi trẻ bước sang 1 tuổi để trẻ hiểu ban ngày là chơi, ban đêm là cần ngủ.
Cách chúng ta cho trẻ lí do đúng và tránh mang “lợi ích” hay “đe dọa” là cách tiếp cận nên làm vì trẻ tự biết đánh giá nó và sẽ ngoan hơn.
Notes
Coleman, P.A. 2017. Sibling Rivalries Are a Natural Disaster- Research shows competition is hard-wired, but avoidable. Fatherly.
Milevsky A. et al. 2011. Effects of parenting style and involvement in sibling conflict on adolescent sibling relationships. journal of Social and Personal Relationships 28(8):1130-1148

2 HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

    • chào bạn, thực ra với trẻ nhỏ, trẻ chưa nhận thức được sự tồn tại của khái niệm nhường hay chia sẻ tình thương, đồ vật, khoảnh khắc hay món đồ trẻ yêu thích. Do đó, việc bạn cố ép hoặc cố năn nỉ kiểu như ” Thôi nhường em/bạn đi con, mẹ mua/ lấy cái khác cho con nhé!” là không ý nghĩa với trẻ. Hơn nữa, dù bạn có giải thích “con chơi món này vui nè, cho em chơi món đó nhé” cũng không thể làm trẻ hiểu. Với trẻ, bất cứ món nào trẻ biết là của trẻ, thậm chí là mẹ của trẻ, trẻ vẫn cố giữ vì hành vi cố giữ là 1 phần phát triển tự nhiên lúc nhỏ của trẻ để trẻ hiểu về bản thân. Bạn không thể cũng không nên bắt trẻ nhường, mà thay vào đó là bắt đầu dạy trẻ về bài học “cách đợi”. Khi hiểu về sự đợi, trẻ nhận ra sự biến mất là có quay lại, trẻ sẽ nhận thức được sự chia sẻ.
      Trong tình huống bạn đặt ra, Theo GS. Byron T. , ĐH University College London chia sẻ: Bạn có thể giúp trẻ học được sự chia sẻ khi bạn chọn thời điểm vào cuộc thông minh-khi 2 bé chỉ mới bắt đầu có tranh cãi về sự hiện diện. Đừng vào sớm quá và cũng đừng đợi 2 bé cắn/đánh nhau đến khóc bởi vì khi đó có cảm xúc khác xen vào thay vì chỉ có cảm xúc thích sự hiện diện.
      Sau đó, hãy bắt đầu với bài học về “cách đợi”. Nghĩa là, bạn nói lớn: Nào, hai con im lặng nào, chúng ta chơi cái này cùng nhau được không. Bạn nói bé đang cầm món đồ chơi: Tom, con đưa món đồ chơi sang tay mẹ nhé! Bạn dùng hai tay nhận món đồ từ tay bé và nói: “Được rồi, mẹ nhận món đồ của con rồi nhé, mẹ đang cầm đây, con có thấy không, con có thể sờ nó bây giờ”. Bạn quay sang bé đòi món đồ chơi và nói “Tim, mẹ đưa con cầm món đồ này nhé! con đưa 2 tay ra nào”, bạn dùng hai tay đặt món đồ vào tay Tim và nói: ‘được rồi, món đồ ở tay Tim rồi, mẹ sờ nó nhé, Tom con sờ nó không?”. Sau đó, bạn nói “Tom, con nhận món đồ nhé, Tim ơi con dùng 2 tay đưa món đồ cho Tom giúp mẹ nhé!”. Khi Tom nhận món đồ, bạn nói tiếp “Mẹ có thể sờ nó và Tim con có muốn sờ nó không?”. Thế, là bạn cứ lập lại 1-3 lần nữa. Đó là bài học về “cách đợi”. Bài học này có thể áp dụng bất kì lúc nào có mâu thuẫn. Trong lúc áp dụng, có bé nào dành, thì bạn lại lấy lại và giữ để cho 2 bé cùng chạm.
      Bài học về “cách đợi” này cũng có thể dạy trẻ trong những sinh hoạt đời sống hằng ngày như đi siêu thị, nhà sách. Khi trẻ chạy đến quầy đồ chơi và có bạn cầm món đồ chơi trẻ muốn, hãy nói: “Tim này, đợi 1 tí con!” hãy cho trẻ thời gian đợi, lúc đợi, sự hiện diện và cảm xúc gắn liền vẫn không mất đi. Khi ra tính tiền, bạn cũng xếp hàng đợi đến lượt và không quên nói trẻ “chúng ta đợi 1 chút để đến lượt nhé!”
      Càng học được bài học về biết chờ đợi, trẻ càng nhận ra sự chia sẻ là không mất đi. Dĩ nhiên, cảm xúc hạnh phúc cũng không mất đi khi chia sẻ, chỉ là “đợi” cho đến lượt. Việc này sẽ giúp ích cho trẻ rất nhiều về bài học vị tha và nhân ái.
      Chúc bé vui khỏe

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây