ĐỨA TRẺ THIẾU THỜI GIAN VUI CHƠI CÙNG CHA MẸ KHI NHỎ SẼ NHƯ THẾ NÀO?

ĐỨA TRẺ THIẾU THỜI GIAN VUI CHƠI CÙNG CHA MẸ KHI NHỎ SẼ NHƯ THẾ NÀO?
ĐỨA TRẺ THIẾU THỜI GIAN VUI CHƠI CÙNG CHA MẸ KHI NHỎ SẼ NHƯ THẾ NÀO?
Các nhà khoa học về não bộ trẻ nhỏ đã phát hiện rằng kích hoạt tối ưu hệ thống SEEKING trong não bộ không chỉ giúp trẻ tìm ra cơ hội chơi ở mọi nơi khi nhỏ, mà còn tìm thấy cơ hội phát triển khi lớn.
Thiếu “thời gian cùng nhau” lúc nhỏ với trẻ là bạn đang bỏ qua việc kích hoạt hệ thống SEEKING trong não bộ của trẻ. Nếu hệ thống này trong não bộ bị bỏ qua hoặc ít được kích thích từ khi còn nhỏ, khi trưởng thành, trẻ có thể mất đi tinh thần cầu tiến, luôn tìm cách đổ lỗi cho người khác khi thất bại, và luôn coi mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống như là rào cản, thay vì là cơ hội. Nói cách khác, khi không có SEEKING, đứa trẻ lớn lên gặp khó khăn trong việc tìm động lực để học và phát triển bản thân, dẫn đến cảm giác mất hứng thú và buồn chán.

VẬY HỆ THỐNG SEEKING LÀ GÌ?

Hệ thống SEEKING thường được biết đến là bộ phận quan trọng nhất cho sự sáng tạo. Không chỉ vậy, 1 đứa trẻ được kích hoạt tối ưu hệ thống này thì luôn có óc sáng tạo, khám phá, và luôn biết cách tìm kiếm động lực cho bản thân phát triển.
Nghiên cứu cho thấy hệ thống SEEKING được kích hoạt tối ưu nhất là khoảng thời gian 1-1, nghĩa là khi cha mẹ và trẻ trò chuyện chơi cùng nhau. Thêm vào đó, thời gian trước 12 tuổi là thời gian tốt nhất để kích hoạt.
Làm sao kích hoạt hệ thống SEEKING trong não bộ trẻ?

1. Xây dựng và duy trì văn hoá “thời gian cùng nhau” trong gia đình của bạn

Nó có thể là thời gian đọc sách, trò chuyện, chơi với con bạn.Với các bằng chứng nghiên cứu hiện nay, người ta biết rằng thời gian cùng nhau lúc nhỏ là cách tốt nhất để kích hoạt hệ thống SEEKING.

2. Hãy biến thời gian cùng nhau thật giá trị

Để làm được, cha mẹ nên cùng trẻ xây dựng ý tưởng và chia sẻ khoảnh khắc vui vẻ cùng trẻ. Đây là 1 câu chuyện từ 1 bệnh nhân trước đây của tôi để giúp trẻ tạo 1 thời gian cùng nhau giá trị ra sao
“Khi Ted đưa con trai của mình, Jake, đến bãi biển, anh ta lấy tờ báo ra và bảo Jake tự chơi 1 mình. Jake lọc cát qua tay, nhặt một vài viên đá và đập chúng vào nhau, sau đó đứng dẫm đạp trong nước. Sau 15 phút, cậu bé nói với bố rằng cậu muốn về nhà. Điều này là do không có một số ý tưởng từ bố về cách sử dụng bãi biển như thế nào để tạo 1 không gian vui chơi hoàn hảo. Và, hệ thống SEEKING trong não của Jake không được kích hoạt tốt. Cậu cần sự giúp đỡ để bắt đầu.
Một lần khác, Kate, mẹ của bé đi cùng, cũng đến bãi biển. Kate chắc chắn rằng cô mang theo một xẻng và một xô. Cô chỉ cho Jake cách xây lâu đài cát và cách đào một hố lớn và làm một chiếc xe cát để ngồi trong đó. Cô cũng đã mang theo một vài chiếc xe tải nhỏ. Jake nhặt chúng lên một cách nhanh nhẩu và lái chúng trên một đường đua xung quanh lâu đài cát của mình. Khi Jake thực sự say mê vào trò chơi của mình, Kate có thể thư giãn và đọc báo cùng với Ted.”

3. Tránh các lời chỉ trích không xây dựng trong gia đình

Bạn nên cho trẻ nhận xét với tinh thần giúp trẻ hiểu và tìm kiếm giải pháp. VD, thay vì bạn quát khi nhìn thấy bản vẽ của con bạn “Con vẽ con bạch tuộc gì thấy ghê, còn thiếu chân nữa, mau vẽ lại đi”, bạn nên nói “Bin ơi, bức vẽ con bạch tuộc này cũng hay nè, nhưng mẹ thấy nó hơi thiếu thiếu 1 cái chân thì phải, chúng ta cùng đếm lại xem nhé! Nào 1, 2, 3…” và bạn đợi bé đếm cùng. Khi trẻ nhận ra là bị thiếu 1 chân, thì bạn nói thêm “hay là con bạch tuộc của con dấu 1 chân vào rồi nè, hay con vẽ cho bạn 1 chân nữa nhé”. Hệ thống SEEKING được kích hoạt tối ưu khi hoạt động là tương tác 2 chiều và khơi gợi được đứa trẻ suy nghĩ và tìm kiếm giải pháp.

4. Tránh để trẻ lệ thuộc vào thời gian ảo trên các màn hình điện tử

1 nghiên cứu lớn với hơn 4000 trẻ cho thấy khi đứa trẻ xem các video bạo lực quá nhiều thì hình ảnh bạo lực từ video được thường xuyên phản chiếu lại trong não của trẻ. Do đó, các phần của não phát hiện mối đe dọa cũng có thể được kích hoạt, và ký ức về một bộ phim bạo lực hoặc nội dung không phù hợp đó có thể được lưu giữ trong não giống như ký ức về một sự kiện trong đời thực. Lâu dần, đứa trẻ trở nên dễ bị cuốn hút với bạo lực và hành vi không đúng đó.
Note
Jaak Panksepp, Emotional Foundations of Creativity: The Brain’s SEEKING System. In: Secrets of Creativity: What Neuroscience, the Arts, and Our Minds Reveal. Edited by Suzanne Nalbantian and Paul M. Matthews, Oxford University Press (2019). © Oxford University Press.

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây