ĐỂ TRẺ THÀNH CÔNG BẠN CẦN RÈN LUYỆN TÍNH KỶ LUẬT CHO TRẺ NGAY TỪ NHỎ
TÍNH KỶ LUẬT TRONG MỖI ĐỨA TRẺ
ĐỊNH NGHĨA
Có thể nói, kỷ luật là 1 phần phát triển tâm lý của trẻ. Nó là trạng thái giúp trẻ bắt đầu hiểu thế nào là khái niệm cần tập trung. Nếu không có, trẻ nhỏ sẽ không học được. Càng nhỏ mức độ tập tục rất tốt dù thời gian tập trung không dài. Càng lớn mức độ tập trung không còn tốt dù thời gian tập trung dài ra. Sự thành công của tập trung không nằm ở thời gian dài ngắn, mà ở chất lượng của sự tập trung. Giống như đọc quyển sách, không nằm ở bạn đọc bao nhiêu trang sách, mà nằm ở trang sách nào bạn tìm ra công thức để ứng dụng. Đây là ví dụ để dễ hiểu về sự phát triển tự nhiên khả năng kỷ luật của đứa trẻ.
Khi lớn, kỷ luật cũng lại là yếu tố quan trọng cho mọi đứa trẻ vì nó cũng quyết định sự tư duy và nghiêm túc trong mọi việc dẫn đến kết quả cuối cùng của trẻ.
CẦN NUÔI DƯỠNG TÍNH KỶ LUẬT
ĐIỀU GÌ BẠN CẦN LÀM ĐỂ NUÔI DƯỠNG TÍNH KỶ LUẬT TRONG TRẺ?
Cố gắng làm những công việc sau thành 1 nếp nhất định
Có 3 việc cần làm thành nếp như việc ăn, việc ngủ và việc đọc sách. Nói đến nếp thì nó phải là nếp thực sự. Dù có ngoại lệ như đi du lịch, về thăm ông bà,… nhưng khi trở lại cuộc sống cũ thì nó phải quay trở lại.
Chia thời gian cụ thể khi nào ăn, khi nào đến giờ cả nhà sẽ đi ngủ và khi nào đọc sách cho trẻ. Quản lý các yếu tố như liệu thiết bị điện tử có tắt khi bắt đầu đến giờ ngủ, TV ở phòng ăn liệu có tắt khi ăn.
Cùng trẻ giải quyết khó khăn khi cần, chứ đừng làm thay trẻ
Một ngòi nỗ quan trọng cho không kỷ luật là có ai đó để ỷ lại, có con đường tắt để đi… Trẻ con sẽ học được những điều này rất nhanh khi chúng nhận ra. Nếu bé biết mỗi lần làm 1 bài toán khó chỉ cần nằm lăn 1 tí là mẹ giúp giải hoặc cho qua bài này, thì y như rằng lần sau bạn sẽ thấy trẻ làm y vậy. Không bao giờ bạn nâng cao kỳ vọng của trẻ được nữa vì trẻ bắt đầu ỷ lại.
Tốt hơn, cho trẻ thời gian và độ khó xứng tầm để trẻ giải quyết, khi gặp khó khăn bạn gợi ý để trẻ suy nghĩ thêm cùng tìm lới giải, đừng cho trẻ đáp án hay bỏ qua bài khác.
Cho trẻ biết là phải biết chấp nhận sự nhận xét.
Chúng ta thường quá thiên lệch sự nhận xét 1 ai, thường chỉ nhận xét tốt hay khen khi làm tốt, nhưng ngại nhận xét phê bình khi làm sai. Cái này không tốt cho họ chút nào, đặc biệt con cái chúng ta. Làm vậy, chúng ta vô tình chỉ khen, mà 1 ngày nào đó bạn không kiềm được mà chê thì làm đứa trẻ cảm thấy nặng nề và khó chịu. Lỗi tại ai? Tại chúng ta chứ ai! Thực ra, bản thân của nhận xét là có tốt có xấu, có khen khi làm tốt, có phê bình khi làm chưa tốt. Trẻ con từ nhỏ cần được cho nhận xét công bằng như vậy.
Tại sao nó quan trọng? Bởi vì khi đó đứa trẻ chấp nhận lời nhận xét như 1 công cụ để sửa chữa và cố gắng phát huy. Công cụ này gọi là động lực. Còn chỉ khen nhưng ít chê, một khi chê công cụ này gọi là xem thường.
Note
- Moffitt T.E et al. (2012) Lifelong Impact of Early Self-Control-Childhood self-discipline predicts adult quality of life. American Scientist, 101, 352-359.
- Moffitt, T.E. et al. (2011) A gradient of childhood self-control predicts health, wealth, and public safety. PNAS February, 108 (7) 2693-2698.
- Angela L. Duckworth, A.L. (2011) The significance of self-control. PNAS .108 (7) 2639-2640