Khoảng 1 trong 10 đứa trẻ sẽ lớn lên trở thành những đứa trẻ lớn xác nhưng tầm hồn “thơ dại”. Đây là kết quả từ một nghiên cứu bởi nhóm nghiên cứu tại New Hampshire. Nghĩa là chúng không biết làm gì trừ việc học, không biết rửa chén, dọn cơm, thậm chí đi ngủ cũng cần mẹ dọn giường bởi vì cha mẹ chúng đã lo toan tất cả khi chúng còn nhỏ.
Nhà triết học nổi tiếng Erick Fromm từng nói “Không thể có tự do thật sự mà không có tự do vấp ngã”. Do đó, tình yêu của cha mẹ thực sự không chỉ là luôn dành sự quan tâm và yêu thương cho con cái của họ, mà tình yêu này cũng cần có những lúc phải để chúng rời xa, phải cho chúng có không gian bay cao để chúng được phát triển
Làm cha mẹ là nên tạo cho trẻ cái gốc rễ vững chắc bằng cách để chúng học hỏi từ những sai lầm và rèn luyện tính tự lập khi còn trong vòng tay của chúng ta, những điều này là cách bạn chuẩn bị cho chúng đôi cánh để bay đi tìm nơi rộng mở để có cuộc sống riêng của chúng. Nếu không có sự chấp cánh bay đi, chúng sẽ trở thành những đứa trẻ lớn xác nhưng tầm hồn “thơ dại”. Rồi cuộc sống của những đứa trẻ này sẽ ra sao khi cha mẹ chúng không còn ở bên?
Vậy điều gì chúng ta nên làm để giúp trẻ rèn luyện tính tự lập:
TỪ 5 – 12 THÁNG TUỔI
Nhận biết dấu hiệu đói của bé và cho bé bú/uống sữa trước khi bé khóc. Nếu trẻ khóc không phải đòi bú, mà chỉ đơn giản mong muốn sự có mặt của bạn. Bạn không nên đến bên bé ngay lập tức, hãy để trẻ 1-2 phút tự điều chỉnh cảm xúc khi không có mặt bạn. Khi đến, bạn chưa cần bế bé lên ngay, bạn chỉ cần cho bé biết sự có mặt của bạn.
Khi trẻ bò hoặc đứng chựng được thì bạn cũng ít bồng bế bé hơn để không gian và thời gian để trẻ sử dụng và phát triển các cơ, điều này cũng giúp ích cho trẻ phát triển khả năng nhận thức độc lập.
Khi trẻ bước sang 10 tháng tuổi, có thể dạy bé uống bằng ly hai quai, thay vì bằng bình, để đến 12 tháng tuổi trẻ có thể tự cầm uống độc lập.
TỪ 1-3 TUỔI
Từ 15 tháng tuổi, trẻ sẽ hứng thú với việc mặc quần áo mặc dù trẻ vẫn cần hỗ trợ của bạn. Hãy khuyến khích trẻ để chân vào ống quần hoặc đưa tay vào ống tay. Dĩ nhiên, có lúc bạn sẽ gặp sự bực tức của bé khi không làm được, bạn cứ để yên trẻ 1-2 phút và sau đó hỏi trẻ từng bước trẻ muốn mặc vào như thế nào.
Tập trẻ nói “đồng ý” và “không” với một hành động nào đó khi trẻ bước sang 15 tháng tuổi, thay vì để trẻ tự nhiên dùng cử chỉ như gật đầu, lắc đầu hoặc dùng cảm xúc như khóc, la để chỉ không đồng ý.
Từ 18 tháng tuổi hoặc trẻ bắt đầu đi vững, bạn dạy trẻ cách dẫn bạn đến vật gì trẻ muốn hoặc cầm vật đó đến bạn nếu muốn bạn giúp trẻ mở/sửa, thay vì để trẻ chỉ tay từ xa vào vật đó và khóc đòi bạn làm cho.
Từ 18-36 tháng tuổi, trẻ sẽ hiểu 1 số quy trình đơn giản như rửa tay trước khi ăn và sau khi chơi (bạn chỉ cần hướng dẫn đơn giản 2 bước như chà xát 2 tay vào nhau dưới vòi nước chảy, khi trẻ thuần phục bạn có thể hướng dẫn thêm bước thoa xà phòng).
Từ 18 tháng tuổi, bạn cũng dạy bé dùng từ ghép 2-3 từ để diễn đạt điều trẻ muốn, không nên để trẻ dùng cử chỉ hoặc cảm xúc để đạt điều trẻ muốn. Bạn cũng dạy trẻ cách cho đồ chơi trên sàn vào giỏ (đơn giản như 1 hoạt động chơi cùng trẻ, đừng đặt nặng như 1 trách nhiệm).
Một số quy trình sau cần được dạy sớm khi bé bước sang 18 tháng tuổi: đánh răng xong bỏ bàn chải vào ly, sáng ngủ dậy và tối đi ngủ vào 1 giờ cố định, uống xong hộp sữa thì bỏ vào thùng rác, về nhà bỏ dép/giầy vào nơi quy định. Tất cả điều này bạn luôn làm mẫu và kiên nhẫn để trẻ bắt chước và làm theo, cứ lập lại như 1 quy trình hằng ngày để trẻ nhớ và thuần phục.
TỪ 4 TUỔI – 7 TUỔI
Độ tuổi này là trẻ cần hiểu rõ từng bước của quy trình nào đó, nó càng trực quan càng tốt. Một số quy trình cần chỉnh chu và sớm đưa vào quy luật như: Đánh răng, rửa tay trước khi ăn, sau đi vệ sinh và sau khi chơi, dọn đồ chơi sau khi chơi, tự chọn quần áo khi ra ngoài và nêu lí do tại sao chọn, dạy trẻ cách dùng muỗng và đũa kết hợp. Những quy trình này có thể in ra thành hình ảnh từng bước và dán ở khu vực bé dễ nhìn thấy để trẻ làm đúng quy trình.
Một số sinh hoạt của bé cũng cần dạy theo 1 lịch trình và luôn đúng giờ. Ví dụ, tạo thói quen dậy sớm 30 phút vào buổi sáng để cùng bé đi dạo tập thể dục, thay quần áo và ăn sáng trước khi đến trường.
Từ 5 tuổi, bạn nên để trẻ quyết định trong 1 số tình huống và sự quyết định đó trẻ cần nêu lí do cho quyết định của mình.
Trẻ cần được dạy trình bày điều trẻ muốn và không muốn rõ ràng bằng lời nói. Tránh đáp ứng những điều trẻ muốn vì sợ trẻ khóc, điều này sẽ gửi cho trẻ thông điệp rằng: Khóc là công cụ hữu hiệu để lấy được điều trẻ muốn.
Khi chơi trò chơi hoặc hoạt động học tập nào đó, luôn khuyến khích trẻ làm từng bước và hết quy trình từ dễ đến khó. Để hạn chế sự bỏ cuộc của trẻ, bạn có thể hạ mục tiêu ngắn hơn hoặc vừa tầm hơn để trẻ vượt qua và tiếp tục chinh phục. Tránh làm thay trẻ những cái khó và để cái dễ cho trẻ làm.
Giúp trẻ bao gồm trong các hoạt động tập thể của gia đình như cùng mẹ dọn bàn ăn và sau khi ăn xong thì dọn chén của trẻ vào bếp. Quy định thời gian và khu vực xem TV hoặc chơi điện thoại và Ipad. Khi nào cả nhà cùng trò chuyện và không công nghệ.
Bottom line
Để kết, nhà triết học nổi tiếng Erick Fromme “Không thể có tự do thật sự mà không có tự do vấp ngã”. Thật vậy, tình yêu của cha mẹ thực sự không chỉ ở một mặt là luôn dành sự quan tâm và yêu thương cho con cái họ, mà ở mặt khác cũng xuất phát từ tình yêu này họ phải đẩy những đứa con rời xa họ để có được sự tự lập hoàn toàn.
Notes
The Center on the Social and Emotional Foundations for Early Learning (2016) Teaching Your Child to: Become Independent with Daily Routines. Vanderbilt University.
Bowlby, J. (1956). The growth of independence in the young child. Royal Society of Health Journal, 76, 587-591.