CHA MẸ KHÔNG NHIỀU TIỀN CÀNG CẦN LÀM NHỮNG ĐIỀU SAU CHO TRẺ?
Đó là kết quả từ 1 nghiên cứu thú vị từ các chuyên gia Harvard. Chúng ta thường nghe đến nhiều câu chuyện truyền cảm hứng từ những tỷ phú bắt đầu từ tay trắng, nhưng đó chỉ là 1 phần rất rất nhỏ. Thực tế có rất nhiều đứa trẻ lớn lên vẫn lập lại vòng luẩn quẩn của sự nghèo túng. Tuy nhiên, điều gì có thể thay đổi và làm những đứa trẻ này vượt vũ môn thành phượng, thành rồng. Bạn có thể nói rằng. Là cha mẹ chúng cố làm lụng vất vả kiếm tiền để chúng sống tốt hơn. Tuy nhiên, đáp án không nằm ở điều này. Và sau đây chúng ta sẽ đi tìm câu trả lời cho điều này:
Dành thời gian cho trẻ
Bạn nghĩ đó là điều xa sỉ của những cha mẹ nghèo? Thực tế, đó cũng là thứ xa xỉ ở những gia đình giàu có, khá giả. Có rất nhiều đứa trẻ sống trong gia đình khá giả có rất ít thời gian bên cha mẹ chúng. Nếu chúng không phải đi học cái này cái kia thì cha mẹ chúng cũng đi làm, đi công tác, gặp khách hàng…Ai cũng có cái khó của họ, đừng vội trách cứ do họ nghèo hay họ giàu.
Điểm thất bại nằm ở cách cha mẹ có hiểu điểm nào là cần ưu tiên. Thời gian đáng lẽ những đứa trẻ học về cuộc sống, kết nối yêu thương thì lại vắng mặt cha mẹ mình và thời gian đó rất ngắn ngủi và không thể đợi cha mẹ “ rảnh” hơn được. Những đứa trẻ càng được cha mẹ dành thời gian để yêu thương và dạy dỗ thì sẽ trở nên dễ thành công, bất kể chúng xuất thân là giàu có hay nghèo khổ.
Cha mẹ không khá giả lại càng nên làm tốt điều này hơn. Vì cái nghèo là có thể “di truyền”, trừ khi đứa trẻ tự tay phá vỡ lòng luẩn quẩn này và phát triển. Và khi đó, chúng sẽ tiếp tục di truyền việc dành thời gian cho con cái của chúng.
Đầu tư cho giáo dục
Chỉ khi đứa trẻ được đi học mới có thể giúp chúng phát triển. Đứa trẻ nghèo càng phải được đến trường. Khi có giáo dục, những đứa trẻ đó mới có cơ hội học hỏi và phát triển bản thân. Đừng nghĩ rằng việc học của đứa trẻ nghèo mới là khó khăn, thực tế đứa trẻ khá giả cũng dễ trở nên “bị nghèo”, chúng nghèo về sự quan tâm. Đã bao nhiêu lần bạn hỏi con bạn rằng: “tháng qua con có hoạt động gì vui trên lớp?” Cái nghèo đó mới đáng sợ! Vì khi đó, đứa trẻ cảm thấy chúng thật cô đơn, dù cố gắng học tập thật tốt nhưng không ai thực sự tự hào thay vì chỉ 1 mình bản thân chúng. Có những cái đói dễ chịu hơn như đói bụng thì chỉ cần cho 1 mẫu bánh mì đã phần nào đỡ đói, đói chữ thì có thể đưa trẻ đến lớp để xóa mù chữ, nhưng đói lòng – cảm giác cô đơn- là khó có thể bù đắp trừ tình yêu và sự quan tâm thực sự của chính cha mẹ chúng.
Cha mẹ khá giả có thể dư điều kiện đầu tư giáo dục cho con cái, nhưng đừng chỉ phó mặc trách nhiệm cho nhà trường. Họ chỉ cung cấp cái chữ cho con bạn, nhưng giáo dục con bạn thành người hay không nằm ở sự phối hợp của bạn và nhà trường.
Nuôi dưỡng tính kỹ luật
Cả đứa trẻ nhà giàu và nhà không khá giả đều có thể vướng vấn đề này, tuy nhiên khác nhau ở 1 vài điểm.
Trẻ nhà khá giả thì thường được mọi người “quá quan tâm” và ít gặp sự từ chối, khó khăn, trở nên yếu đuối và thiếu tự tin trong chấp nhận điều trái mong đợi. Chính điều này tạo ra 1 đứa trẻ thiếu ý chí và tính kỹ luật trong cuộc sống.
Trẻ nhà không khá giả thì không có được nhiều ưu đãi như ở trên, tuy nhiên thường bị bỏ nhẹ các vấn đề đáng lẽ cần dạy dỗ. VD, tôi từng gặp 1 bé hay đến nhà bạn chơi và lấy 1 món đồ chơi nhỏ về nhà mình, cha mẹ bé biết nhưng không nói gì. Lâu ngày thành thói quen “trộm vặt”. Điều này thật tội vì trẻ thực ra không hiểu hành vi của bản thân.
Nuôi dưỡng tính kỹ luật trong trẻ là điều cần làm bất kể gia đình là khá giả hay nhiều tiền. Để làm vậy, bạn cần cho trẻ hiểu điều gì là nguyên tắc ứng xử đúng khi trẻ lên 2 tuổi (VD, đến nhà bạn chơi về thì không mang bất cứ thứ gì của bạn về nhà mình đó là ứng xử đúng, thấy người khác ăn dù đói cũng không nhìn miệng họ), tạo thành nếp các hoạt động hằng ngày như việc ăn, việc ngủ và việc đọc sách.
Hơn nữa, cho trẻ hiểu về khó khăn và cùng trẻ giải quyết hơn làm thay trẻ hay quát mắng. Nếu bé biết mỗi lần gặp 1 bài toán khó chỉ cần nằm lăn 1 tí là mẹ giúp giải hoặc cho qua bài khác thì y như rằng lần sau bạn sẽ thấy trẻ làm y vậy. Không bao giờ bạn nâng cao kỳ vọng của trẻ được nữa vì trẻ đã bắt đầu ỷ lại. Tốt hơn, cho trẻ thời gian và độ khó xứng tầm để trẻ giải quyết, khi gặp khó khăn bạn gợi ý để trẻ suy nghĩ thêm cùng tìm lời giải, đừng cho trẻ đáp án hay bỏ qua bài khác. Kỷ luật cũng hình thành khi trẻ biết nổ lực hoàn thành và đạt kết quả.
Điều này là quan trọng với các bé sinh ra trong nhà khá giả.
Một điều quan trọng là hãy cho trẻ biết là phải biết chấp nhận sự nhận xét. Chúng ta thường quá thiên lệch sự nhận xét 1 ai, thường chỉ nhận xét tốt hay khen khi làm tốt, nhưng ngại nhận xét phê bình khi làm sai. Cái này không tốt cho họ chút nào, đặc biệt con cái chúng ta. Làm vậy, chúng ta vô tình chỉ khen, mà 1 ngày nào đó bạn không kiềm được mà chê thì làm đứa trẻ cảm thấy nặng nề và khó chịu. Lỗi tại ai? Tại chúng ta chứ ai! Thực ra, bản thân của nhận xét là có tốt có xấu, có khen khi làm tốt, có phê bình khi làm chưa tốt. Trẻ con từ nhỏ cần được cho nhận xét công bằng như vậy. Tại sao nó quan trọng? Bởi vì khi đó đứa trẻ chấp nhận lời nhận xét như 1 công cụ để sửa chữa và cố gắng phát huy. Công cụ này gọi là động lực. Còn chỉ khen nhưng ít chê, một khi chê công cụ này gọi là xem thường. Trẻ khá giả hay không khá giả đều cần lời nhận xét thật. Cha mẹ nghèo nhưng đừng dùng lời hổ báo để nhận xét trẻ. Thay vào đó, chỉ cần cho trẻ lời nhận xét đúng là được.