Một số câu hỏi thường gặp về bệnh cúm và cách điều trị bệnh cúm

Câu hỏi thường gặp về bệnh cúm
Câu hỏi thường gặp về bệnh cúm

Điều trị bệnh Cúm thường khó khăn và mất thời gian, tuy thường không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, việc phòng tránh mắc Cúm lại khá đơn giản và có thể dễ dàng áp dụng với những ai chịu khó tìm hiểu các thông tin liên quan tới loại bệnh này. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về bệnh cúm.

Bệnh Cúm có thể điều trị được không?

Sử dụng các thuốc kháng virus kết hợp các biện pháp chăm sóc tích cực, tăng cường miễn dịch cơ thể giúp bệnh nhân Cúm hồi phụ nhanh chóng. Người bị bệnh Cúm có thể điều trị tại nhà trong trường hợp không có biến chứng gì và sẽ phải nằm viện nếu có biến chứng trên đường hô hấp hoặc có nhiều nguy cơ biến chứng do mắc các bệnh lý kèm theo.

Phòng ngừa Cúm bằng cách nào?

  • Hạn chế tiếp xúc với người bị Cúm hoặc khi tiếp xúc phải đeo khẩu trang.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn nhanh.
  • Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đường hô hấp (mũi, miệng) là nơi “cửa ngõ” xâm nhập của virus Cúm.
  • Tiêm Vaccin Cúm. Tuy nhiên phải tiêm nhắc lại hàng năm

Tại sao phụ nữ mang thai dễ mắc Cúm?

Khi có thai, sức khỏe của người phụ nữ thường giảm sút, tình trạng miễn dịch suy giảm vì thế rất dễ bị lây nhiễm bệnh và dễ bị chịu ảnh hưởng của thay đổi khí hậu. Một trong những bệnh thai phụ hay mắc phải là Cúm. Khi mắc Cúm, phụ nữ mang thai cũng thường bị bệnh nặng hơn, nguy cơ gặp biến chứng cao hơn so với phụ nữ không mang thai

Bệnh Cúm có nguy hiểm với thai nhi không?

  • Có . Nếu người mẹ bị Cúm trong 3 tháng đầu của thai kỳ, thai nhi có thể bị các dị tật bẩm sinh như sứt mũi, hở hàm ếch, tim bệnh sinh, não tụ huyết,…
  • Thai phụ bị Cúm, nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể bị sẩy thai, thai chết lưu, đẻ non…

Tiêm vaccine phòng Cúm khi nào?

Thuốc kháng virus là chỉ định thứ hai trong phòng ngừa và điều trị Cúm. Vaccin cúm vẫn là ưu tiên trong việc phòng ngừa cúm. Bạn không được tiêm vaccine phòng Cúm khi đang mắc Cúm. Bạn nên tiêm vaccine phòng Cúm hàng năm bởi vì chủng virus gây bệnh Cúm thường thay đổi hàng năm cho nên vaccine bạn tiêm năm trước có thể không còn hiệu lực để phòng Cúm trong năm tiếp theo.

Tiêm vaccine phòng Cúm khi nào?
Tiêm vaccine phòng Cúm khi nào?

Nghi ngờ mắc Cúm thì nên làm gì?

Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc Cúm, bạn nên tuân thủ điều trị của bác sỹ, trong trường hợp bệnh năng bác sỹ có thể kê đơn các thuốc kháng virus để điều trị nội trú kết hợp với chăm sóc tích cực phòng ngừa biến chứng. Triệu chứng của cúm có thể bao gồm sốt, ho, đau họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, đau nhức cơ thể, đau đầu, ớn lạnh và mệt mỏi. Việc điều trị virus Cúm sẽ kết hợp với việc điều trị triệu chứng kể trên.

Trong trường hợp bạn có các triệu chứng Cúm nhưng chưa được chẩn đoán mắc Cúm thì bạn cũng nên làm ngay 2 việc sau: Thứ nhất là tăng cường sức đề kháng, bảo vệ niêm mạc đường hô hấp bằng các loại kháng thể đặc hiệu chống cúm và súc họng nước muối; Thứ hai là tới cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám kịp thời, tránh lây nhiễm sang người xung quanh

Chữa bệnh Cúm bằng thuốc kháng virus được không?

Thuốc kháng virus là thuốc kê đơn được sử dụng để tiêu diệt virus Cúm gây bệnh. Thuốc kháng virus không phải thuốc kháng sinh, khái niệm thuốc kháng sinh được sử dụng để chỉ các thuốc có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Hiện nay các thuốc kháng virus được khuyến cáo sử dụng trong điều trị Cúm là: Rimantadine (biệt dược Flumadine), Zanamivir (biệt dược Relenza), Oseltamivir (biệt dược Tamiflu). Tuy nhiên, bạn không được phép tự ý sử dụng các loại thuốc kháng virus này để điều trị bệnh mà chỉ có thể sử dụng sau khi bác sỹ chuyên khoa kê đơn và hướng dẫn cách dùng..

Lợi ích của các loại thuốc kháng virus là gì?

Các thuốc kháng virus làm giảm triệu chứng và rút ngắn thời gian bị bệnh từ 1 tới 2 ngày. Thuốc cũng có khả năng ngăn ngừa các biến chứng nặng của bệnh cúm, như viêm phổi.

Các tác dụng phụ có thể có của các loại thuốc chống virus là gì?

Một số tác dụng bất lợi liên quan đến việc sử dụng thuốc kháng virus Cúm bao gồm buồn nôn, nôn, chóng mặt, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, ho, tiêu chảy, nhức đầu và một số rối loạn về hành vi. Bác sỹ sẽ nói rõ tác dụng phụ của các loại thuốc được kê hoặc bạn cũng có thể đọc trong tờ hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc để biết các nguy cơ có thể gặp phải và cách phòng tránh.

Thuốc kháng virus nên sử dụng như thế nào?

Nghiên cứu cho thấy các thuốc kháng virus Cúm cho hiệu quả điều trị tốt nhất khi được sử dụng trong vòng 2 ngày kể từ ngày bị bệnh.Tuy nhiên, sử dụng ở thời gian sau đó vẫn có thể hữu ích, đặc biệt là nếu người bệnh có nguy cơ cao hoặc đang bị bệnh rất nặng do cúm.

Thuốc kháng virus nên sử dụng như thế nào?
Thuốc kháng virus nên sử dụng như thế nào?

Trẻ em có thể dùng thuốc kháng virus?

Có. Trẻ em có thể sử dụng thuốc kháng virus Cúm là Oseltamivir và Zanamivir. Oseltamivir (Tamiflu®) nằm trong khuyến cáo của CDC và Viện nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) để điều trị cúm ở bệnh nhân từ 2 tuần trở lên, và cho công tác phòng chống cúm ở bệnh nhân từ 3 tháng tuổi trở lên. Zanamivir (Relenza®) được khuyến cáo để điều trị Cúm ở những người trong độ tuổi từ 7 tuổi trở lên, và cho công tác phòng chống Cúm ở người từ 5 tuổi trở lên. Peramivir (Rapivab®) được khuyến cáo sử dụng chỉ có ở người lớn từ 18 tuổi trở lên.

Phụ nữ mang thai có thể dùng thuốc kháng virus?

Có nhưng chỉ hạn chế khi cân nhắc lợi ích vượt trội so với nguy cơ. Điều này rất hạn chế và thường chỉ có các bác sỹ chuyên môn sâu mới kê đơn chỉ định loại thuốc này cho phụ nữ mang thai.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng khi mắc Cúm là gì?

  • Hen suyễn
  • Tâm thần, tâm thần tiến triển
  • Các rối loạn máu (như bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm)
  • Bệnh phổi mạn tính (như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD và xơ nang)
  • Rối loạn nội tiết (như tiểu đường)
  • Bệnh tim (như bệnh tim bẩm sinh, suy tim sung huyết và bệnh động mạch vành)
  • Rối loạn chuyển hóa thận
  • Rối loạn chuyển hóa gan
  • Rối loạn chuyển hóa (như rối loạn chuyển hóa di truyền và rối loạn ty lạp thể)
  • Béo phì (chỉ số khối cơ BMI từ 40 trở lên)
  • Người dưới 19 tuổi được điều trị bằng aspirin dài hạn
  • Suy giảm miễn dịch do bệnh hoặc do thuốc (như những người có HIV – AIDS ,ung thư, hoặc những người sử dụng steroid dài hạn)
  • Những người khác có nguy cơ mắc Cúm cao
  • Người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên
  • Trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ em dưới 2 tuổi
  • Phụ nữ và phụ nữ mang thai
  • Người mắc các bệnh mạn tính

Trên đây là một số câu hỏi thường gặp về bệnh cúm hy vọng đã cung cấp được những thông tin hữu ích cho bạn.

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây