Cách để giúp bé gái hoàn thiện bản thân

KHI BẠN CÓ CON GÁI

Trong một báo cáo gần đây dài 180 phút của Hiệp Hội Hóa Học Hoàng Gia Anh đã nói về vai trò của những người phụ nữ làm nên thế giới của chúng ta, danh sách tuyệt vời này có không ít những người phụ nữ là “đỉnh của chop” trong hầu hết các lĩnh vực như hóa học (bà Marie Curie- người phụ nữ đầu tiên đạt giải Nobel), hải quân (bà Grace Hopper, cấp hàm đề đốc trong quân đội Hoa Kỳ), vật lý thiên văn (bà Jocelyn Bell Burnell, là nhà vật lý thiên văn vĩ đại, và được biết đến với tấm lòng nhân hậu- người đã trao toàn bộ giải thưởng 2.3 triệu bảng cho những người phụ nữ kém may mắn được đi học như bà, và ít ai biết công trình nghiên cứu của bà đã được ghi nhận là “một trong những thành tựu khoa học quan trọng nhất của thế kỷ XX” được thực hiện khi còn là nghiên cứu sinh tiến sĩ) và còn rất nhiều phụ nữ vĩ đại khác.
Bạn có biết không? ĐH Harvard là một trong những ngôi trường danh giá nhất thế giới và cũng là trường có nhiều tổng thống Mỹ tốt nghiệp nhất cho đến hiện nay. Vậy mà, trong lịch sử gần 400 năm, chỉ có một Nữ Hiệu Trưởng, đó là GS. Faust, Hiệu Trưởng Đời Thứ 28 của Harvard (2007 -2018). Trong một buổi nói chuyện, GS. Faust, từng nói: Tôi là hiệu trưởng của Harvard, không phải là Nữ Hiệu Trưởng. Điều mà bà đang muốn nói với tất cả thế giới: thực ra nữ giới có thể làm được mọi ngành nghề, đừng để khái niệm nghề nghiệp theo giới che mắt khả năng và ước mơ của bạn.
TS. Wilbraham, ĐH Cumbria, Anh cũng cho biết khi nghiên cứu những quyển sách khoa học cho trẻ em, hình ảnh bé trai trong bộ đồ nhà khoa học xuất hiện gấp 3 lần hình ảnh bé gái. Điều gì chúng ta có thể hiểu ở đây: dù là bé trai hay bé gái tất cả đều có thể làm tốt nghề bé thích, nhà khoa học có thể là bé trai hay bé gái. Giai đoạn 5-7 tuổi là giai đoạn nhạy cảm về giới, nếu sự suy nghĩ của bé gái vô tình nghĩ rằng “con không thể làm nghề này” Và chính điều này đã đang giới hạn khả năng của con bạn.

NHỮNG ĐIỀU CHA MẸ NÊN NÓI VỚI CON GÁI

1. Là con gái, không có nghĩa là con có giới hạn với bất kì thứ gì. Hãy chân thật với mình và làm đúng nghề con thích.
2. Là con gái, không có nghĩa là con phải được cưới bởi ai. Con có quyền chọn người con yêu và chọn người con cưới.
3. Là con gái, không có nghĩa là sống chịu đựng hơn con trai. Ai cũng có quyền được mưu cầu hạnh phúc. Hãy tôn trọng người biết tôn trọng quyền này của con.
4. Là con gái, con cần phải mạnh mẽ để chứng minh bản thân hơn dù sự thật đau lòng là những định kiến thiên về nam giới vẫn đang tồn tại ở mọi lĩnh vực trong thế giới này.
5. Là con gái, không có nghĩa là phải chăm sóc con cái, phải làm việc nhà. Không ai nói đó là điều con gái phải làm. Con chỉ chiếm 50% trách nhiệm chăm sóc con cái và gia đình, đừng ngu ngốc giành lấy phần còn lại của ai. Cũng đừng bỏ bê phần mình đảm trách là được.
6. Và điều cuối cùng dành cho chúng ta – những người đang làm cha, làm mẹ: hãy gỡ bỏ những định kiến về “trọng nam khinh nữ” trong gia đình mình vì chính những suy nghĩ này sẽ làm định kiến phát triển trong bản thân trẻ. Dù bé trai hay bé gái, hãy cho trẻ có 1 nền giáo dục tốt nhất. Vì điều này sẽ giúp trẻ phát triển và đạt được hạnh phúc trong cuộc sống và sự nghiệp của trẻ sau này.

2 HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

  1. Thưa bác, nhờ bác tư vấn giúp em. Bé gần 5 tuổi, ngôn ngữ phát triển bình thường. Nhưng khi bị nhắc nhở là bé sẽ hét rất to. Hét xong bé nói con hét vậy là sai, nghĩa là bé hiểu không nên hét. Nhưng khi đụng chuyện thì bé không kiểm soát được việc hét của mình. Gia đình đã áp dụng việc dạy bé gọi tên cảm xúc, cho bé hít thở 3 lần nhưng khi hét thì bé không nghe lời để làm theo, hét thật lâu rồi mới ngưng an. Nhờ bác tư vấn giúp em phải làm thế nào ạ.

    • chào bạn, thực ra độ tuổi của bé thường có thể sẽ có 1 số khó khăn trong biểu hiện cảm xúc, đặc biệt là các cảm xúc mạnh như tức giận, thất vọng. Do đó, trẻ thường sử dụng cách hét hoặc la, hoặc có 1 số biểu hiện không ý thức như tự đánh hoặc vò đầu. Việc cố gắng dạy dỗ hoặc lý luận với trẻ khi trẻ đang la hét là không hiệu quả trong giáo dục hành vi. Điều bạn cần làm là giúp trẻ thừa nhận cảm xúc trẻ có và dạy trẻ chiến thuật để giải tỏa cảm xúc mạnh này. Điều bạn đang làm như dạy gọi tên cảm xúc và hít thở là tốt, nhưng nó cần giúp trẻ hiểu và thừa nhận nó 1 cách trực quan hơn. Điều này có thể làm thông qua các tình huống hằng ngày của bạn và trẻ như 1 bài tập thực hành. Nếu là 1 tình huống thật (ngẫu nhiên) càng tốt, nếu không bạn có thể tạo tình huống để thực hành cùng trẻ. VD, xếp hàng đông người ở siêu thị, bạn cho trẻ thấy mẹ cũng bực bội khi chờ lâu bằng cách nói “Bin này, trời nóng quá mà hàng dài quá, mẹ cảm thấy khó chịu, bực bội, con nhớ bực bội thì mặt mình sao không (nhắc trẻ nhớ tới hình emotion bực bội), và mẹ có cách thở để thổi cơn bực đi, cùng mẹ làm 3 lần nào như thổi nến đó con!”. Song song đó, bạn có thể cho trẻ cầm theo 1 trái banh mềm và nói với trẻ khi con cảm thấy bực tức, không hài lòng thì thay vì hét thì con bóp trái banh thật mạnh, con cảm nhận trái banh nở ra thì bực tức con bay ra từ từ. Thực hành càng trực quan càng tốt, để khi thực sự trẻ gặp vấn đề trẻ có cách giải quyết nó và sẽ bớt dần hành vi này. Chúc bé vui khỏe

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây