Cảm cúm trong thai kỳ nếu không được chú ý và điều trị đúng cách có thể gây nguy hiểm đến thai nhi và sản phụ. Các vị thuốc dân gian chữa cúm cho bà bầu sau sẽ giúp bạn và em bé “đánh bay” cảm cúm mà không lo sợ tác dụng phụ.
Tỏi
Đây là thực phẩm rất quen thuộc và dễ kiếm trong gian bếp gia đình. Mặc dù cơ chế tác động trên virus Cúm không rõ ràng nhưng theo kinh nghiệm sử dụng, Tỏi có thể có ích với các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh… Còn tác dụng chống viêm nhiễm của tỏi cũng được y học hiện đại chứng minh. Ngoài ra, tỏi cũng rất giàu vitamin và các khoáng chất, rất tốt cho bà bầu.
Cách sử dụng tỏi tốt nhất trong phòng chống cúm đó là ăn sống hoặc giã tỏi và pha lấy nước uống. Nếu không bạn cũng có thể cho một chút dấm tỏi vào món ăn hàng ngày.
Nhược điểm của phương pháp này là mùi vị không dễ chịu của Tỏi có thể làm các bà mẹ ốm nghén cảm thấy vô cùng khó khăn khi sử dụng. Một số tác dụng bất lợi của Tỏi trên thai nhi chưa được nghiên cứu rõ ràng nên nhìn chung, trên thế giới các bác sỹ Tây y chưa thừa nhận tính an toàn thực sự của Tỏi.
Hành
Có vị cay, tính bình, thông khí và giải cảm, hành không chỉ giúp món ăn của chúng ta thêm đẹp mắt và ngon miệng mà nó còn có tác dụng phòng chống cúm hiệu quả. Bát cháo hành trứ danh của Thị Nở chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn trong thời điểm này. Mùi vị thơm ngon, nóng hổi sẽ giúp đào thải những độc tố trong cơ thể qua đường mồ hôi, đem đến cho bà bầu cảm giác nhẹ nhõm và dễ chịu.
Nhược điểm của Hành cũng giống như Tỏi.
Kinh giới, tía tô
Cùng có vị cay, tính ấm, kinh giới tía tô khi kết hợp với hành, trứng tạo nên món cháo bổ dưỡng cũng có tác dụng giải cảm rất tốt. Hai loại rau sống quen thuộc này có tính ấm, chữa trị đau họng, buồn nôn khi lạnh. Đặc biệt, tía tô còn có tác dụng an thai.
Tía tô có tác dụng hoạt huyết nên nhìn chung, không nên sử dụng lượng lớn vì có thể gây xảy thai.
Mật ong
Mật ong có vị ngọt, giàu chất dinh dưỡng, có tác dụng bồi bổ và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Hỗn hợp chanh – mật ong sẽ giúp bạn giảm các triệu chứng khó chịu của cảm cúm như ho, đau họng. Gừng – mật ong cũng có tác dụng tương tự.
Bạc hà
Bạc hà là vị thuốc được sử dụng nhiều trong đông y và cũng có tác dụng giải cảm rất tốt. Kết hợp bạc hà khô, tỏi, hương nhu và hạt mùi khô với một liều lượng nhất định, đem sắc lấy nước uống có thể giúp bạn vượt qua cơn cảm cúm một cách dễ dàng.
Ngoài ra cũng còn một cách nữa đó là sử dụng kinh giới, bạc hà, hoa cúc và kim ngân, tất cả nguyên liệu đều đã được sấy hoặc phơi khô, đem sắc và uống trong 3 ngày liên tục để đạt hiệu quả cao nhất.
Tuy nhiên cách này chống chỉ định cho người cao huyết áp. Mẹ bầu nên cẩn thận và tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi muốn áp dụng cách chữa cúm khi mang thai này.
Cúc tần
Lá sả, lá chanh kết hợp với cúc tần theo một lượng vừa đủ rồi sắc và uống nóng. Cúc tần có tính ấm, vì vậy có thể chữa cảm lạnh hoặc cảm sốt nóng không có mồ hôi. Tuy nhiên, cả hai vị đều có vị nóng, phụ nữ có thai không nên sử dụng quá nhiều dễ gây động thai.
Mùi tàu
Mùi tàu có mùi thơm, tính ấm, vị đắng, cay. Để giải cảm, bà bầu hãy sử dụng mùi tàu, gừng tươi, cúc tần và ngải cứu sắc lên, uống mỗi ngày hai lần. Sau đó đắp chăn đợi cho ra mồ hôi, bạn sẽ thấy dễ chịu và thư thái hơn rất nhiều.
Kháng thể được tách chiết từ lòng đỏ trứng gà
Bản thân lòng đỏ trứng gà thông thường không chắc chắn có hiệu quả trong việc phòng chống Cúm, tuy nhiên, tại Nhật Bản, các nhà khoa học đã phát triển một công nghệ đặc biệt bằng cách tiêm vào cơ thể gà mái hỗn hợp kháng nguyên của các chủng Cúm mùa, Cúm gia cầm; sau đó cơ thể gà sẽ sinh ra kháng thể chống các chủng Cúm trên và chuyển chủ yếu vào lòng đỏ trứng gà. Cuối cùng, các nhà khoa học chiết xuất lòng đỏ trứng gà để lấy kháng thể chống lại các chủng virus Cúm trên và sử dụng trên người.
Nghiên cứu của Giáo sư Michael G. Wallace cho thấy kháng thể IgY đặc hiệu cho virus cúm có thể được chiết tách, tinh chế với quy mô công nghiệp từ trứng gà được nuôi theo tiêu chuẩn và gây miễn dịch với kháng nguyên của các chủng virus Cúm H1N1, H3N2, H5N1. Kháng thể IgY có tác dụng trong phòng Cúm sau đó được sử dụng cho đối tượng thí nghiệm theo đường mũi trước 1 giờ trước khi cho nhiễm liều chết virus Cúm H5N1. Kết quả bất ngờ, 100% đối tượng thí nghiệm được bảo vệ khỏi virus Cúm H5N1!
Cùng thời gian đó, Viện nghiên cứu miễn dịch Gifu tại Nhật Bản cũng tiến hành nghiên cứu độc lập để tạo ra kháng thể IgY đặc hiệu chống lại các chủng virus Cúm phổ biến hiện nay. Từ đó cho ra đời kháng thể IgY, giúp làm giảm các triệu chứng của cúm do đó nhanh thoát cúm và hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh cảm cúm, an toàn cho cả trẻ nhỏ và bà bầu.
Viên ngậm IgYGate F với thành phần kháng thể IgY giúp làm giảm các triệu chứng của cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu, sốt và hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh cảm cúm.
Tìm hiểu thêm: Ứng dụng kháng thể thụ động trong điều trị bệnh cúm