Nhà nghiên cứu dẫn đầu về hành vi trẻ em tại ĐH California, Mỹ, TS. Chernyak, từng làm 1 thí nghiệm thú vị để xem 2 điều:
[*] Liệu 1 đứa trẻ có tự nguyện chia sẻ lại khi có dư miếng sticker.
[*] Liệu 1 đứa trẻ có tự nguyện chia sẻ miếng sticker cho đứa trẻ mà đứa trẻ đó trước đó đã cho đứa trẻ này 1 miếng sticker.
Kết quả cho thấy 1 điều thú vị là: không có đứa trẻ nào tự nguyện chia sẻ thậm chí khi chúng có dư hoặc trước đó được chia sẻ. Trừ khi, chúng được dạy học cách “chơi đẹp”.
SỰ THẬT LÀ: sự chia sẻ là không tự sinh ra mà có. Tiến hóa đã lập trình cho mỗi đứa trẻ về tính cố hữu, nghĩa là phản đối những người muốn lấy đồ chơi yêu thích của mình, cảm thấy muốn được thêm khi nhìn thấy đứa trẻ nào đó được cho thêm kem. Do đó, việc gia đình có 2-3 đứa trẻ, mà những đứa trẻ thường xuyên cãi vã, hay tranh giành nhau là điều có thể hiểu được. Vậy làm sao để xây dựng tình yêu và sự chia sẻ giữa những đứa con với nhau?
Thí nghiệm của Chernyak còn cho chúng ta hiểu 2 điều rằng:
ĐIỀU SỐ 1: sự chia sẻ là thứ cần được dạy, được học và được quan sát từ cha mẹ
Nếu không được dạy thì đứa trẻ lớn lên sẽ có bản tính tự nhiên là không biết cách chia sẻ. Ngược lại, nếu đứa trẻ được dạy tốt thì lớn lên chia sẻ là 1 thế mạnh của đứa trẻ đó vì sẽ được mọi người yêu quý và kính trọng.
ĐIỀU SỐ 2: Sự chia sẻ bị ảnh hưởng bởi văn hoá gia đình
Đây là 1 tính cách có phần ảnh hưởng lớn bởi văn hoá và lối sống trong gia đình. Do đó, gia đình tạo 1 môi trường biết chia sẻ và yêu thương nhau thì đứa trẻ lớn lên sẽ trở nên biết chia sẻ và yêu thương, thậm chí sẽ tạo ra 1 gia đình mới cũng biết chia sẻ và yêu thương.
LÀM SAO ĐỂ DẠY TRẺ BIẾT CHIA SẺ?
1. Đừng dán nhãn 1 đứa trẻ là ích kỷ
Đừng dán nhãn 1 đứa trẻ là ích kỷ, không biết chia sẻ khi đứa trẻ từ chối chia sẻ hoặc tranh giành đồ chơi. Cũng không nên ép trẻ phải chia sẻ. Vì chúng ta hiểu rằng “không chia sẻ” là bản tính tự nhiên của mỗi con người và nó cần được rèn luyện và giáo dục. Dán nhãn hay ép chỉ là tạo nên sự phản kháng để bộc lộ thêm bản tính tự nhiên hơn là giúp trẻ mở lòng học cách chia sẻ.
2. Đừng đối xử thiên vị
Đừng đối xử thiên vị hoặc bắt 1 đứa trẻ lớn hơn phải nhường em. Điều này chỉ làm đứa trẻ cảm thấy việc chia sẻ là 1 gánh nặng hơn là niềm vui.
3. Giáo dục trẻ chia sẻ bằng cách kể chuyện
Giáo dục trẻ chia sẻ bằng cách kể chuyện về trải nghiệm cá nhân của cha mẹ và thường xuyên lồng ghép đọc sách về các câu chuyện chia sẻ cho trẻ nghe.
4. Cho trẻ thấy cha mẹ cũng là 1 tấm gương
Cho trẻ thấy cha mẹ cũng là 1 tấm gương biết chia sẻ, yêu thương. VD, chia sẻ chỗ ngồi cho người cần khi đi xe bus, giúp 1 người mở cửa khi người đó xách đồ không còn tay rảnh để mở cửa. Đứa trẻ sẽ quan sát, nghe thấy và học cách bắt chước. Nó gọi là quá trình học tích luỹ- một kiểu học đặc trưng của não bộ khi trẻ còn nhỏ.
5. Mở rộng khái niệm về chia sẻ
Mở rộng khái niệm về chia sẻ. Chia sẻ không chỉ là vật chất trẻ có như đồ chơi, truyện tranh, sticker, mà còn là thời gian và kỹ năng trẻ có. VD, nếu 1 người bạn gặp khó khăn trong việc hiểu 1 bài toán, nếu con hiểu và có thể chia sẻ cách hiểu đó cho bạn.
6. Luôn giữ 1 môi trường yêu thương và san sẻ trong gia đình bạn
Sự ích kỷ sẽ không có nơi để hình thành nếu mọi thành viên trong gia đình đều biết chia sẻ thời gian cùng nhau, san sẻ yêu thương và cảm thông những khó khăn cùng nhau. Đó gọi là gìn giữ 1 văn hoá lành mạnh trong chính gia đình bạn.
Notes
Shen, H. et al. (2011). Cross-cultural differences in the refusal to accept a small gift: The differential influence of reciprocity norms on Asians and North Americans. Journal of Personality and Social Psychology, 100(2), 271–281.
Chernyak, N. et al. (2019). Paying back people who harmed us but not people who helped us: Direct negative reciprocity precedes direct positive reciprocity in early development. Psychological Science, 30(9), 1273–1286
Chernyak, N., & Kushnir, T. (2013). Giving preschoolers choice increases sharing behavior. Psychological science, 24(10), 1971–1979.