NUÔI DẠY TRẺ TRUNG THỰC: TỪ NHỮNG LỜI KHEN ĐẾN TƯ DUY PHÁT TRIỂN

NUÔI DẠY TRẺ TRUNG THỰC: TỪ NHỮNG LỜI KHEN ĐẾN TƯ DUY PHÁT TRIỂN
NUÔI DẠY TRẺ TRUNG THỰC: TỪ NHỮNG LỜI KHEN ĐẾN TƯ DUY PHÁT TRIỂN

Nói dối là hành vi phổ biến ở trẻ nhỏ. Thật thú vị, khả năng nói dối thực ra cho thấy trẻ đã đạt được những cột mốc phát triển quan trọng, như hiểu rằng người khác có thể có niềm tin khác với mình và xử lý linh hoạt những thông tin mâu thuẫn trong tư duy. Tuy nhiên, nói dối có thể dẫn đến hành vi không trung thực và gian lận lúc lớn nếu cha mẹ không biết cách đáp ứng đúng. Trung thực là nền tảng cho sự tin cậy và các mối quan hệ lành mạnh, ý nghĩa. Hơn thế nữa, khi trẻ học cách hoàn thành nhiệm vụ một cách trung thực, chúng sẽ cảm thấy tự tin và có năng lực hơn, không cần dựa vào gian lận hay cách làm qua loa.

LÀM SAO NUÔI DẠY 1 ĐỨA TRẺ TRUNG THỰC?

HẠN CHẾ DÙNG HÌNH ẢNH ĐỔ THỪA HAY ĐÁNH CHỪA

Trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ dưới 4 tuổi, bé không phân biệt được sự thật và không thật, não không đủ phân tích để tiên đoán sự việc là sai hay đúng. Do đó, bé hoàn toàn học tính cách nói dối từ tình huống của cha mẹ và người chăm sóc bé hoặc các tình huống khác trẻ gặp, trẻ nghe, trẻ xem. Do đó, để hạn chế hành vi này, cha mẹ không nên tạo 1 tình huống không thật hoặc nhân vật ảo trước mặt bé chỉ nhằm gây chú ý bé, điều này làm bé học được hành vi nói dối vô thức. VD: cha mẹ hoặc ông bà thường hay nói đùa kiểu như: “mẹ Tiên làm bé khóc đúng không?”, “cái ghế này làm cu Bin ngã nè, đánh cái ghế nè” khi muốn gây chú ý bé hoặc dụ bé ăn hoặc không khóc, nhưng thực tế chẳng lời nào là đúng. Điều này là hoàn toàn sai, vì đây là cách vô tình cha mẹ làm bé học tính cách nói dối vô thức, ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ bình thường của bé.

BÌNH TĨNH, CHO TRẺ BIẾT “MẸ BIẾT TẤT CẢ”, KHI XỬ LÝ HÀNH VI NÓI DỐI CỦA TRẺ

Khi thấy trẻ nói dối, phần lớn cha mẹ cảm thấy khó chịu, bực tức la mắng, thậm chí đánh trẻ đau. Tuy nhiên, nó không mang ý nghĩa giáo dục hiệu quả, thậm chí làm trẻ sớm phát triển hành vi trốn tránh và nói dối tốt hơn. Điều bạn cần làm khi trẻ nói dối là: Cho trẻ hiểu rằng “mẹ biết tất, không có gì là vui” thay vì tập trung vào la mắng. Vì thực ra la mắng hay phản ứng thái quá từ bạn cũng cho trẻ tín hiệu tích cực là mẹ vui đó. VD, trong tình huống trẻ nói dối bạn như “con uống hết sữa rồi” và bạn biết bạn liền nói lại trẻ ngay “không đúng, mẹ thấy hộp sữa của con trong tủ lạnh”. Và Trẻ nói “con chọc mẹ thôi”, bạn liền nói lại trẻ ngay “mẹ không thấy đó là vui” và bạn không cần đôi co gì thêm hoặc trách mắng về nói dối, cứ làm việc đang làm. Trẻ con tuổi này chỉ học cách lập lại 1 hành vi đã nghe/thấy/thấm, tuy nhiên sẽ dễ dàng được phủ định nếu cha mẹ bình tĩnh và cho trẻ thấy là “mẹ đều biết tất cả điều trẻ nói”. Điều này là quan trọng và hiệu quả hơn là la mắng.

ĐỪNG KHEN NGỢI TRẺ SÁO RỖNG, HÃY KHEN VÀO NỔ LỰC CỦA TRẺ

Trẻ em luôn mong muốn duy trì hình ảnh tốt về bản thân. Nghiên cứu chỉ ra rằng khi cha mẹ khen ngợi trí tuệ hoặc nói với trẻ rằng chúng nổi tiếng vì “thông minh”, trẻ có xu hướng gian lận để bảo vệ danh tiếng đó. Trẻ có thể lo lắng rằng nếu không thành công, chúng sẽ bị đánh giá tiêu cực và cảm thấy mình không thông minh như bạn bè.

Một thí nghiệm thú vị được thực hiện bởi các nhà khoa học Canada trong việc cho trẻ chơi trò chơi đoán chữ đã chia trẻ thành ba nhóm. Nhóm đầu tiên được khen về khả năng (“Con thật thông minh”), nhóm thứ hai được khen về nổ lực (“Lần này con làm rất tốt”), và nhóm thứ ba không nhận được bất kỳ lời khen nào. Kết quả cho thấy, những trẻ được khen là “thông minh” có xu hướng gian lận nhiều hơn so với những trẻ được khen về kết quả hoặc không được khen. Điều này nhấn mạnh rằng việc khen ngợi trí tuệ có thể tạo ra áp lực khiến trẻ tìm cách bảo vệ danh tiếng thay vì trung thực.

Ngược lại, việc khen ngợi quá trình trẻ làm việc – như sự cố gắng, kiên trì, hoặc cách giải quyết vấn đề – có thể giảm thiểu hành vi gian lận. Khi được khen về quá trình, trẻ sẽ cố gắng giữ vững danh hiệu là người nỗ lực và làm việc hiệu quả. Điều này không chỉ thúc đẩy sự trung thực mà còn giúp trẻ xây dựng thái độ tích cực hơn đối với việc học tập và phát triển.

Hãy nhớ rằng, lời khen ngợi đúng cách không chỉ nuôi dưỡng tài năng mà còn hình thành nhân cách trung thực và kiên trì trong trẻ.

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây