Bạn nghĩ nếu cho lựa chọn, liệu 1 đứa trẻ thường xuyên được khen là “học giỏi” khi làm tốt điều gì và 1 đứa trẻ ít được khen là học giỏi, nhưng được ba mẹ luôn thừa nhận sự cố gắng, chăm chỉ của trẻ thì ai sẽ làm tốt hơn trong bài kiểm tra. Điều thú vị là: đứa trẻ được cha mẹ thừa nhận sự cố gắng là người làm tốt hơn và luôn vượt qua các thử thách khó nhất. Đó cũng là kết quả từ thí nghiệm thú vị của các nhà khoa học tại ĐH Stanford.
Đó mới thực sự là cách dạy con cái chúng ta. Tận hưởng mỗi nổ lực, trải nghiệm con có là quan trọng hơn là điểm số hay lời khen sáo rỗng.
Bạn có thể nghe nhiều về cụm từ “dạy trẻ tư duy mở”. Vậy, Nó quan trọng như thế nào với trẻ? Và chúng ta sẽ dạy trẻ như thế nào để trẻ tư duy mở?
Tư duy mở giúp trẻ luôn sẵn sàng phát triển chiến lược để giải quyết vấn đề, nên trẻ dễ hoà nhập và thành công. Ngược lại, trẻ có tư duy đóng thường không muốn và sợ thay đổi, do đó, khó thành công.
Để tìm 1 ví dụ, bạn có thể nhìn vào những người xung quanh chúng ta. Những ai rất tự tin, luôn sẵn sàng đón nhận thử thách, luôn tìm tòi các điều mới để phát triển bản thân thì họ là những người được nuôi dưỡng với tư duy mở. Ngược lại, những ai thường không muốn rời khỏi vùng an toàn, mặc dù biết rằng môi trường đó không còn phù hợp thì họ thường sẽ có tư duy đóng.
4 CÁCH BẠN CÓ THỂ XÂY DỰNG CHO TRẺ TƯ DUY MỞ TỪ NHỎ
1. Nếu bạn không dành thời gian chơi hoặc đọc sách với trẻ thì bạn không thể tạo cơ hội để trẻ phát triển tư duy mở. Để phát triển tư duy mở, trẻ cần trở thành 1 người dẫn dắt trong hoạt động vui chơi, đọc sách cùng trẻ. Nghĩa là bạn tham gia như 1 người chơi và tuỳ vào sự hứng thú của trẻ mà bạn mở rộng và tập trung vào để khơi gợi sự tư duy của trẻ.
2. Luôn thể hiện sự quan tâm và khuyến khích trẻ mô tả nỗ lực, ý tưởng của mình. Đứa trẻ chỉ trở nên tự tin khi trẻ hiểu về những nổ lực nào trẻ có để dẫn đến hệ quả. Cho dù hệ quả là tiêu cực, trẻ cũng đã nhận ra nổ lực. Do đó, hãy hỏi trẻ những câu hỏi như Con thấy bức tranh này như thế nào? [khi trẻ vừa vẽ xong 1 bức tranh], màu này rất đẹp sao con chọn màu này?
3. Công nhận công việc và ý tưởng của trẻ bằng cách đưa ra những nhận xét cụ thể. Nỗ lực của trẻ cần được “ghi nhận” từ cha mẹ chúng, nó như 1 “liều thuốc hạnh phúc” để tiếp tục cố gắng. Đứa trẻ ít liều thuốc này thì chúng chỉ chọn cách làm hài lòng cha mẹ chúng, mà không thực sự cảm thấy tự hào bên trong.
4. Cho lời khen luôn cụ thể về hành vi liên quan và ghi nhận nổ lực trải nghiệm trẻ có. VD, khi bạn thấy trẻ vẽ 1 bức tranh đẹp, ngay lúc này bạn muốn khen trẻ như “con vẽ đẹp quá”, thì hãy khen cách tốt hơn: mẹ thích nó, con pha màu rất đẹp và hãy cho mẹ biết con đã làm nó như thế nào?