Bạn cảm thấy chạnh lòng, than trách khi thấy con cái chúng ta không thông minh, giỏi giang như con người khác. Nhưng các nhà khoa học tại Harvard đã chứng minh: sự sống công bằng cho tất cả mọi đứa trẻ.
Bạn biết không! “Chức năng điều hành” là bộ kỹ năng quan trọng nhất của 1 đứa trẻ vì đây là quá trình phát triển cao cấp của não bộ giúp trẻ phân tích, lập kế hoạch, ghi nhớ, quản lý cảm xúc và thực hiện thành công nhiều nhiệm vụ. Và nếu nó được phát triển tốt thì đứa trẻ thường học hành giỏi giang, quản lý cảm xúc tốt, và biết đánh giá các tình huống khác nhau.
Sự sống rất công bằng là ở đây: vì bất kì đứa trẻ nào sinh ra đều có chức năng điều hành là con số 0, con số này sẽ tự tăng lên khi đứa trẻ này được tương tác với cha mẹ chúng, và tăng nhiều ít bao nhiêu là nằm ở công sức ba mẹ chúng vun đắp.
ĐỘ TUỔI NÀO CẦN QUAN TÂM ĐẾN CHỨC NĂNG ĐIỀU HÀNH CHO TRẺ?
Các nhà khoa học tại Harvard đã nhấn mạnh rằng: đây là bộ kỹ năng có thể đuợc phát triển sớm khi trẻ từ 6 tháng tuổi và rất quan trọng trong 12 năm đầu đời khi nó phát triển cùng các kỹ năng khác như ngôn ngữ. Do đó, đừng bỏ qua giai đoạn này của trẻ!
LÀM SAO XÂY DỰNG CHỨC NĂNG ĐIỀU HÀNH TỪ SỚM CHO TRẺ?
Không khó để phát triển dạng này chức năng cho trẻ. Chủ yếu là các hoạt động tương tác, vui chơi và trò chuyện cùng trẻ ở từng độ tuổi.
TRẺ TỪ 6 THÁNG -18 THÁNG TUỔI
1. Rèn trí nhớ thông qua hoạt động “ú à” bằng 1 tấm khăn mỏng. Mẹ núp sau tấm khăn và ú à khi bỏ tấm khăn xuống. Điều này giúp trẻ rèn luyện trí nhớ và kỹ năng tự kiểm soát bằng cách nhớ ai đang trốn và điều chỉnh thời điểm người đó xuất hiện.
2. Rèn trí nhớ qua các vần thơ, bài vè, ca dao, hát ru giúp trẻ phát triển trí nhớ về sự lập lại các câu chữ, âm điệu. Điều này cũng giúp phát triển ngôn ngữ.
3. Giấu một món đồ chơi dưới khăn và khuyến khích trẻ tìm nó. Khi trẻ tìm đồ nhanh chóng, hãy giấu nó, cho trẻ thấy bạn đã di chuyển nó và khuyến khích trẻ tìm. Tăng độ khó bằng cách di chuyển nhiều lần. Khi trẻ nhớ và theo dõi các di chuyển, trẻ sẽ rèn luyện trí nhớ làm việc của trẻ.
4. Khi trẻ lớn hơn có thể thích tự giấu mình và lắng nghe bạn tìm kiếm lớn tiếng trong khi theo dõi vị trí của bạn. Một phiên bản khó hơn là đặt một bộ cốc lên bàn xoay, giấu một đồ vật dưới cốc, sau đó xoay bàn. Giấu nhiều đồ vật hơn cũng tăng độ khó.
5. Cho trẻ cơ hội bắt chước việc bạn làm hằng ngày. Với những trẻ lớn hơn, bạn cũng cho trẻ những hướng dẫn đơn giản như ngồi xuống, đứng dậy, đặt món đồ lên các bước của quy trình trong 1 trò chơi nào đó. Tạo nhiều cơ hội để trẻ ghi nhớ, bắt chước sẽ giúp trẻ phát triển sự tập trung và biết chọn lọc.
6. Khi trẻ lớn hơn, việc chỉ ra và nói về các vật thể hoặc sự kiện thú vị có thể giúp trẻ học cách tập trung sự chú ý vào những thứ người lớn đã chỉ ra. Khi trẻ học ngôn ngữ, chúng cũng phát triển trí nhớ về những gì đã được nói, cuối cùng gắn kết từ ngữ với các vật thể và hành động.
TRẺ 18 THÁNG TUỔI – 5 TUỔI
1. Cung cấp cơ hội cho trẻ thử các kỹ năng mới như ném và bắt bóng, đi cân bằng đường dốc, và nhảy. Đặt ra các quy tắc đơn giản, như luân phiên chạy đến “vạch đích” và quay lại, để tăng cường trí nhớ làm việc và khả năng kiềm chế. Trẻ lớn hơn có thể thích các trò chơi bắt chước và trò chơi hát yêu cầu tập trung và kiềm chế, như “theo hiệu lệnh mẹ” hoặc “chuyền bóng theo nhạc”. Các trò chơi hát với nhiều động tác như “hát bài hát mà có các bộ phận cơ thể” giúp trẻ giữ lời bài hát trong trí nhớ làm việc và điều hướng hành động. Các bài hát và vần điệu kết hợp với cử chỉ tay tiếp tục thách thức sự chú ý và trí nhớ làm việc của trẻ.
2. Giúp trẻ quan sát và tường thuật trò chơi hoặc 1 hoạt động nào đó trẻ bao gồm. Điều này giúp trẻ nhỏ hiểu cách dùng ngôn ngữ miêu tả hành động. Đối với trẻ lớn hơn, việc thêm câu hỏi như “Con sẽ làm gì tiếp theo?” giúp trẻ suy nghĩ về kế hoạch và cách thực hiện. Hơn nữa, Kể chuyện về các sự kiện đã trải qua giúp trẻ suy ngẫm và ghi nhớ trình tự, lý do và ý nghĩa của trải nghiệm đó. Nói về cảm xúc bằng cách gọi tên cảm xúc, kể về điều làm trẻ buồn sẽ giúp hỗ trợ phát triển khả năng điều tiết cảm xúc.
3. Yêu cầu trẻ chơi trò phân loại theo kích thước, hình dạng hoặc màu sắc. Tham gia trò chơi phân loại vui nhộn với trẻ lớn hơn, như đặt hình nhỏ vào xô lớn và hình lớn vào xô nhỏ, thách thức trẻ ức chế hành động mong đợi và tập trung chọn lọc. Khi lớn hơn, trẻ thích các câu đố đơn giản, đòi hỏi sự chú ý đến hình dạng và màu sắc, giúp rèn luyện kỹ năng phản ánh và lập kế hoạch.
4. Hãy đặt câu hỏi cho trẻ về những gì trẻ đang làm và tường thuật những gì bạn thấy xảy ra. Tham gia cùng trẻ và để trẻ chỉ đạo trò chơi, cho trẻ cơ hội quyết định vai trò của bạn và cách thực hiện. Cung cấp nhiều đồ vật, đồ chơi và quần áo quen thuộc để khuyến khích trẻ chơi tưởng tượng.
5. Đọc sách, đi tham quan và xem video giúp trẻ hiểu về những sự vật, tự nhiên và đặt câu hỏi để hiểu sâu về suy nghĩ của trẻ. Điều này giúp trẻ tăng khả năng ghi nhớ, suy nghĩ phản biện và giải quyết vấn đề.