5 BƯỚC QUAN TRỌNG GIÚP TRẺ TRỞ NÊN TỰ CHỦ VÀ TỰ TIN

5 BƯỚC QUAN TRỌNG GIÚP TRẺ TRỞ NÊN TỰ CHỦ VÀ TỰ TIN
5 BƯỚC QUAN TRỌNG GIÚP TRẺ TRỞ NÊN TỰ CHỦ VÀ TỰ TIN
Tự chủ và tự tin là 2 tố chất quan trọng để 1 đứa trẻ sống hạnh phúc và thành công vì nó giúp đứa trẻ nhận ra giá trị của bản thân và kiên trì thực hiện các kỳ vọng của mình. Điều này được thực hiện thông qua trẻ học được cách nhận ra bản thân trong việc hoàn thành các mục tiêu hằng ngày như làm bài tập, tham gia thử thách chơi 1 trò chơi, thực hiện 1 giao kèo như sắp xếp kệ sách gọn gang vào mỗi cuối tuần…
Tuy nhiên, chúng ta thường cảm thấy khó khăn để giúp trẻ duy trì các mục tiêu này, thậm chí thúc ép, la mắng có, hình phạt có, hoặc có cả dụ dỗ. Trẻ vẫn không hoàn thành mục tiêu. Lí do thất bại là các điều bạn làm trên chỉ đang thúc ép 1 đứa trẻ thực hiện kỳ vọng của chính bạn mặc dù bạn muốn tốt cho trẻ, muốn dạy trẻ. Nhưng, nó đã đi sai mục đích.
Điều quan trọng hơn là bạn cần phải cho trẻ hiểu mỗi mục tiêu, mỗi kỳ vọng là ở chính bản thân trẻ thiết lập, từ đó trẻ mới bắt đầu xây dựng sự tự chủ và tự tin để hoàn thành nó. Khi đó, đứa trẻ sẽ thành công trong tương lai.
Bộ Giáo Dục của Singapore đưa ra 5 bước quan trọng để cha mẹ giúp xây dựng 1 kỳ vọng thực sự trong bản thân mỗi đứa trẻ. Hãy làm điều này mỗi ngày!
1. Kỳ vọng hay mục tiêu cho trẻ không nên luôn là điều bạn muốn trẻ làm hoặc chỉ từ phía bạn. Hãy lắng nghe đứa trẻ và quan điểm của trẻ để đưa ra kỳ vọng hoặc mục tiêu cho trẻ.
2. Cùng trẻ đi đến 1 thỏa thuận chung là kết quả nào kỳ vọng sẽ có và làm sao trẻ đạt được. VD. Tôi có 1 người bạn thường tăng số lượng bài cho con gái cô ấy mỗi tuần. Sau 1 thời gian, cô bé chán chường với bài tập và bắt đầu phản kháng, và không tìm thấy bất kì động lực nào vào điều này. Ngược lại, 1 người bạn khác đã cùng con cô ấy thống nhất số lượng câu hỏi và bài tập cần hoàn tất và thậm chí cách mà cô bé muốn hoàn tất. Mỗi ngày cô bé luôn cảm thấy vui và tự tin vì luôn tìm thấy đó là 1 thử thách mới và luôn tìm kiếm sự tự chủ trong việc giải quyết các vấn đề.
3. Luôn công nhận nổ lực và đạt được của trẻ, đừng so sánh với trẻ khác. Nhiều cha mẹ có ý tốt khi chọn cách so sánh trẻ với bạn ABC nhằm giúp trẻ cố gắng hơn. Nhưng, nó sẽ cho kết quả ngược lại. Đứa trẻ sẽ rơi vào “bẫy hệ thống” của tâm trí. Nghĩa là coi thường bản thân và cả giá trị người khác.
4. Cho trẻ biết rằng: ai cũng có thể sai, dù người đó là cha mẹ, thầy cô giáo hoặc cả những người nổi tiếng. Làm sai hay thất bại không quyết định người đó không thành công, mà chỉ khi họ sợ chấp nhận sự thất bại và né tránh tìm kiếm giải pháp mới chính là con đường dẫn họ đến thất bại. Do đó, khi trẻ làm sai, hoặc có điểm số chưa tốt, bạn cần giúp trẻ nhận ra những điểm trẻ chưa tốt và hướng trẻ thảo luận cách làm tốt hơn. Ở đây thái độ của bạn là rất quan trọng. Nó nên mở lòng và trao đổi với sự thất bại của trẻ, hơn là chỉ trích hay dán nhãn trẻ là “1 đứa ngu ngốc”. Đứa trẻ lớn lên sẽ thầm cảm ơn vì sự mở lòng tuyệt vời này của bạn lúc này.
5. Bạn không nên chỉ nhìn vào kết quả, mà nên nhìn vào nổ lực trẻ có. Mỗi nỗ lực của đứa trẻ là 1 sức mạnh đằng sau. Nếu bạn chỉ nhìn vào kết quả thì đứa trẻ chỉ biết 2 từ vui hoặc buồn. Nhưng nếu bạn nhìn vào mỗi nổ lực trẻ có, đứa trẻ sẽ biết sức mạnh trẻ có. Đó mới là năng lượng thực sự giúp trẻ đi dài và bền vững.

4 HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

  1. Chào các bạn, một điều cũng rất quan trọng nên dạy trẻ từ nhỏ đó là giúp trẻ xây dựng tính kỷ luật từ sớm. Một nghiên cứu dài gần 40 năm được thực hiện bởi 3 ĐH hàng đầu thế giới gồm ĐH King’s College, Anh, ĐH DuKe, Mỹ và ĐH Dunedin, New Zealand đã cho thấy những đứa trẻ nào đã được phát triển tính kỷ luật từ nhỏ thường có sự nghiệp thành công ở độ tuổi 38.
    Mỗi đứa trẻ đều có sự phát triển và hình thành tính kỷ luật rất sớm và mạnh mẽ trong 6 năm đầu đời vì nó là một phần phát triển tự nhiên giúp trẻ học hỏi và gia tăng sự tập trung. Tùy vào cách giáo dục của cha mẹ trước 6 tuổi mà liệu trẻ có trở nên buông bỏ hay kỷ luật sau đó. VD, trẻ luôn được làm thay khi gặp khó khăn thì tính kỷ luật khó được phát triển trong độ tuổi này.
    Đây là những điều cha mẹ nên làm để duy trì tính kỷ luật cho trẻ:
    a. Cố gắng làm những công việc sau thành 1 nếp nhất định
    Có 3 việc cần làm thành nếp như việc ăn, việc ngủ và việc đọc sách. Nói đến nếp thì nó phải là nếp thực sự. Dù có ngoại lệ như đi du lịch, về thăm ông bà,… nhưng khi trở lại cuộc sống cũ thì nó phải quay trở lại.
    Chia thời gian cụ thể khi nào ăn, khi nào đến giờ cả nhà sẽ đi ngủ và khi nào đọc sách cho trẻ. Quản lý các yếu tố như liệu thiết bị điện tử có tắt khi bắt đầu đến giờ ngủ, TV ở phòng ăn liệu có tắt khi ăn.
    b. Cùng trẻ giải quyết khó khăn khi cần, chứ đừng làm thay trẻ
    c. Cho trẻ biết là phải biết chấp nhận sự nhận xét.
    Chúng ta thường quá thiên lệch sự nhận xét 1 ai, thường chỉ nhận xét tốt hay khen khi làm tốt, nhưng ngại nhận xét phê bình khi làm sai. Cái này không tốt cho họ chút nào, đặc biệt con cái chúng ta. Làm vậy, chúng ta vô tình chỉ khen, mà 1 ngày nào đó bạn không kiềm được mà chê thì làm đứa trẻ cảm thấy nặng nề và khó chịu. Lỗi tại ai? Tại chúng ta chứ ai! Thực ra, bản thân của nhận xét là có tốt có xấu, có khen khi làm tốt, có phê bình khi làm chưa tốt. Trẻ con từ nhỏ cần được cho nhận xét công bằng như vậy.
    Tại sao nó quan trọng? Bởi vì khi đó đứa trẻ chấp nhận lời nhận xét như 1 công cụ để sửa chữa và cố gắng phát huy. Công cụ này gọi là động lực. Còn chỉ khen nhưng ít chê, thì một khi chê công cụ này gọi là xem thường. Chúc các bé vui khoẻ

  2. Chào các bạn, việc thiết lập 1 lịch trình cụ thể cho trẻ khi ở nhà là nên làm bởi vì điều này giúp xây dựng trong trẻ tính kỷ luật và tinh thần hoàn thành trách nhiệm. Cách thiết lập lịch trình cho trẻ như sau:
    Cách viết lịch trình: cần cụ thể từng giờ, tuân thủ và cho trẻ biết luật lệ và hình phạt cũng như phần thưởng nếu đạt chỉ tiêu.
    Lịch trình cần có: giờ ăn, giờ học bài, giờ chơi, giờ ngủ, và giờ tự do.
    Cách làm lịch trình: Nên cố gắng bám theo lịch trình của trẻ trên lớp sẽ giúp trẻ thích nghi tốt hơn.
    Cách xếp các giờ trong lịch trình cụ thể ra sao?
    +Giờ ăn cần phù hợp độ tuổi. VD:
    Trẻ < 3 tuổi: ăn cần ít nhất 60 phút gồm chuẩn bị, thời gian ăn và dọn dẹp, chuyển tiếp Trẻ từ 3 tuổi -10 tuổi: Giờ ăn chỉ nên cần 30 phút, quy định luật ăn trong lúc ăn: không màn hình, không trò chuyện và tập trung ăn +Giờ học: mỗi độ tuổi sẽ có mức tập trung khác nhau, mức tập trung cũng phụ thuộc vào công việc mà trẻ đang làm. Thông thường, có thể tính toán bằng công thức sau: sự tập trung (tính bằng phút) = [số tuổi của trẻ] x [2 -> 5]. Khoảng từ 2-5 sẽ tỷ lệ nghịch với mức độ công việc mà ở đó trẻ sử dụng bao nhiêu sức lực để tư duy ]
    VD: trẻ 5 tuổi có thể mức tập trung của trẻ giao động 10; 15, 20 và 25 phút, tương ứng với học toán, viết chữ, vẽ tranh và chơi tự do, đó là 1 ví dụ cho bạn hiểu rằng, việc giao cho trẻ 1 công việc/bài tập, mình nên phân chia thời gian hợp lý tùy mức độ trẻ cần tư duy đến đâu.
    Để nâng cao khả năng sử dụng thời gian tập trung tối đa, công việc cần được tương tác giữa bạn và trẻ, phân chia lượng công việc hợp lý, nếu công việc mới/khó khăn nên cho phép trẻ nghĩ ngơi giữa giờ bằng cách chia nhỏ công việc chẳng hạn; nhưng vẫn lên mục tiêu để trẻ hoàn tất đúng giờ.
    Cách tăng hoạt động làm bài hay học tập của trẻ: thiết lập mục tiêu theo ngày bằng các bảng sticker khen thưởng. Cuối ngày, để trẻ tự tay dán sticker mặt cười vào những mục tiêu đã hoàn thành; mặt buồn vào mục tiêu chưa hoàn thành. Điều này thích hợp cho các trẻ từ 3 tuổi để trẻ học được khả năng suy nghĩ phản ánh, rất cần cho sự tiến bộ của trẻ.
    Giờ tự do: thông thường là thời gian cho phép trẻ được tự do làm điều trẻ muốn. Thời gian là 5 phút nếu trẻ dùng nó để chơi điện thoại hay Ipad và 10 phút nếu trẻ dùng nó làm điều khác mà không dính đến màn hình.

  3. Con em nay 3 ,5 tuổi, ít tập trung lắm anh ạ. Rất năng động, nghịch cả ngày không biết mệt, nhiều lúc làm mẹ cáu vì cứ chơi loanh quanh mẹ, đu bám mẹ. Về vấn đề chơi quá năng động có sao không ạ ? Em cảm ơn ạ.

    • Chào bạn, trẻ tuổi này bắt đầu vận động đa dạng, việc vui chơi khắp nơi, tò mò mọi thứ là điều bình thường, không cần quá lo lắng. Điều bạn cần làm là bạn nên bắt đầu giới thiệu luật lệ và nguyên tắc cho trẻ. VD, luật chơi, nguyên tắc nói chuyện. Luật chơi thì nên rõ ràng cái gí được phép, cái gì không (VD, khóc lè nhè đòi chơi lại khi hết lượt, chơi ăn gian, giành lượt…), chơi đẹp và chơi không đẹp là như thế nào, hậu quả nếu vi phạm và phần thưởng nếu có hành vi đúng khi chơi. Còn nguyên tắc nói chuyện như không nói khi vừa ăn vừa nói, không nói khi khóc, … Tất cả điều này đều được nói cho trẻ trước. Tại sao giới thiệu luật và nguyên tắc là quan trọng với trẻ. Vì độ tuổi này, trẻ phát triển tính độc lập cao, khi trao quyền để trẻ quyết định, trẻ sẽ làm theo luật rất tốt. Chúc bé vui khỏe

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây