Có một câu hỏi tôi rất hay nhận được đó là: Có nên đầu tư vào giáo dục cho trẻ trong những năm đầu đời? Một số ý kiến cho rằng: trẻ còn quá nhỏ, việc đầu tư nhiều tiền là chưa cần thiết mà hãy để dành số tiền đó đầu tư vào những giai đoạn sau như khi trẻ vào cấp 3 hoặc học đại học.
Câu trả lời là CÓ, thậm chí là RẤT NÊN. Nhưng cần lưu ý, đầu tư giáo dục cho trẻ ở giai đoạn nhỏ là cách cha mẹ dành thời gian vào sự phát triển tri thức của trẻ, không phải cứ mua những chương trình đắt tiền là hiệu quả. Vậy đầu tư giáo dục cho trẻ trong những năm đầu đời là nên như thế nào?
Đây là 3 điều quan trọng mà bạn cần quan tâm:
1. ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THÓI QUEN ĐỌC SÁCH SỚM CHO TRẺ
Điều bạn cần để xây dựng thói quen đọc sách cho trẻ không nằm ở thật nhiều quyển sách bạn mua cho trẻ, mà nằm ở cách bạn tương tác với trẻ khi đọc. Hãy biến nó thành 1 dạng giao tiếp 2 chiều, để trẻ có cơ hội quan tâm, hỏi về điều bạn đọc, hoặc yêu cầu bạn lập lại. Hơn nữa, hãy biến việc đọc sách thành 1 thói quen hằng ngày.
2. ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ SỚM CHO TRẺ (đặc biệt là tiếng Anh)
Nếu trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nhận thức và học tập của trẻ sau này. Đặc biệt là khi thiếu đi ngoại ngữ ở xã hội ngày nay thì thật là 1 thiệt thòi lớn!
Thời điểm từ 3 – 7 tuổi là thời điểm vàng cho các kỹ năng ngoại ngữ như tiếng Anh vì lúc này 3 kỹ năng cùng phát triển: Khả năng nghe chính xác âm, khả năng nói bắt chước và khả năng nhận thức thông qua các hoạt động giao tiếp vui chơi. Các bài học tiếng Anh thông qua tương tác nói và nghe sẽ giúp trẻ phát huy khả năng học nói tốt tiếng Anh như người bản ngữ.
Do đó, khi lựa chọn 1 chương trình học tiếng Anh cho trẻ, cha mẹ nên xem xét liệu chương trình có lôi kéo sự giao tiếp, sáng tạo, vui chơi trong học tập của trẻ, chứ không ép trẻ học theo 1 khung chương trình dày đặc bài vở. Bạn cũng nên tìm hiểu những nội dung của chương trình đó, cùng tương tác để giúp trẻ phát triển là tốt nhất.
Trẻ được học từ các mức làm quen cho đến thành thạo, đầu tiên bạn khuyến khích trẻ thực hiện 1 số trò chơi trong app để trẻ nhớ từ vựng 1 cách tự nhiên. Khuyến khích trẻ nghe và phát âm lại từ vựng theo thầy cô giáo nước ngoài qua Ispeak – công nghệ AI tiên tiến nhận diện giọng của Babilala – sẽ cho trẻ đánh giá theo thang điểm từ 1 – 3 sao, bạn nên khuyến khích trẻ phát âm lại như 1 dạng trò chơi “vượt khó”. Mỗi lần trẻ phát âm tốt, kết quả báo trẻ đã làm tốt, bạn nên đánh tay dạng high five để tạo động lực cho trẻ.
Để gia tăng tương tác thực 2 chiều bạn có thể khuyến khích trẻ gọi video với thầy giáo người nước ngoài. Dạng bài học này rất hay vì kích thích giao tiếp của trẻ, tăng khả năng Nghe-Hiểu tiếng anh, và cũng khiến bài học bớt nhàm chán khi có sự tương tác. Đó là sự đầu tư của bạn về thời gian và tình yêu vào phát triển của trẻ.
Nên nhớ, chỉ cho bé học từ 20 – 30 phút mỗi ngày và tiếp tục vào ngày hôm sau.
3. ĐẦU TƯ CHỌN TRƯỜNG MẪU GIÁO GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN
Trẻ sẽ dành phần lớn ở cùng cô giáo khi đến tuổi đi học. Lúc này hầu hết các kỹ năng trẻ sẽ phát triển. TS.Suzanne Bouffard, ĐH Duke, Mỹ từng chia sẻ: “Việc đánh giá chất lượng của trường không đặt nặng ở cơ sở vật chất, cũng không nằm ở liệu trường có song ngữ hay không, mà nằm ở chất lượng tương tác của giáo viên và cách hoạt động quản lý của trường đó.” Đây là 1 số điều bạn cần quan tâm khi chọn trường cho trẻ:
• Giáo dục độ tuổi này nên tập trung vào vui chơi là chính. Các hoạt động giáo dục nên chủ yếu là hoạt động tương tác thực giữa cô và trẻ có chiếm hơn 70% hoạt động.
• Không gian trường có đủ để trẻ vui chơi và vận động thì khi đó mới giúp trẻ thực sự khám phá và sáng tạo
• Dành thời gian tham quan trường để hiểu về các cô giáo và nhân viên tại trường.
Chào các bạn, có một bài học mà chúng ta cũng nên dạy trẻ. Đó là biết ưu tiên dùng tiền để mua tri thức. Những ai biết suy nghĩ rằng bản thân luôn thiếu về tri thức và biết đầu tư giáo dục tri thức cho bản thân, sẽ luôn là người giàu. Giáo dục trẻ về suy nghĩ này thật sự không khó nếu chúng ta dạy trẻ từ nhỏ. Trước tiên là giúp trẻ nuôi dưỡng suy nghĩ
Như trong khi trò chuyện hay trả lời câu hỏi của con cái, chúng ta cần cho trẻ biết nơi nào bạn tìm và có thông tin đó. Ví dụ, bạn có thể nói như vậy “”mẹ đọc sách biết được con chim Kiwi là không có cánh nên không thể bay được””. Điều này sẽ giúp trẻ không suy nghĩ lối mòn rằng: Thông tin từ miệng ai đó. Mặc dù nó cũng là 1 nguồn thông tin, nhưng nó mang nhiều ý kiến cá nhân của người nói. Nó chỉ để lấy ý kiến, không phải nguồn tham khảo.
Xây dựng thói quen thảo luận thông tin trong các buổi trò chuyện cùng gia đình sẽ cho trẻ trải nghiệm rằng: Mỗi người đều có quyền cho ý kiến về thông tin họ có, nhưng chỉ những thông tin nào rõ ràng và được tất cả mọi người đồng ý mới có giá trị.
Dạy trẻ kỹ năng tự tìm kiếm thông tin từ sách và báo như thế nào
Một hoạt động rất hay tại câu lạc bộ cha mẹ Light-up ở Anh là cha mẹ thường cho trẻ 1 chủ đề trong tuần. Thông tin có thể tìm ở thư viện, nhà sách, internet. Cha mẹ thường thảo luận nó với trẻ trong giờ xem TV. Sau 1 thời gian, những đứa trẻ này rất am hiểu và có thể dẫn chứng rõ ràng các vấn đề. Các bạn cũng có thể áp dụng cách này với các bé.
Chúc các bé vui khỏe
Em cố gắng rèn thói quen đọc sách cho con mà sao khó quá ạ
Chào bạn, để xây dựng 1 thói quen đọc sách ở trẻ, có 2 điều đơn giản đứa trẻ cần:
• Đọc sách nên hiểu là khoảng thời gian giao tiếp tích cực giữa bạn và trẻ. Không cần quyển sách đó ra sao hoặc phải đọc từ đầu đến cuối. Điều quan trọng là trẻ có quan tâm đến 1 điểm nào trong quyển sách khi đọc, trẻ có lập lại hoặc hỏi về nó. Với trẻ, đọc sách là 1 trò chơi, cha mẹ chính là người chơi cùng trẻ và quyển sách là 1 công cụ để lôi kéo sự chú ý và sự phát triển của trẻ. Với trẻ lớn nên được cho tự chọn sách và thảo luận về những điều được nói trong sách khi đọc hoặc khi lựa chọn.
• Đọc sách nên làm thường xuyên, vào 1 giờ cố định trong ngày. Đừng làm nó theo hứng hoặc theo cảm tính. Làm nó thành 1 việc làm hằng ngày sẽ giúp trẻ hình thành thói quen với sách. Đó là bước đầu tiên mà não bộ trẻ phát triển tình yêu sách.