NHỮNG ÁP LỰC MÀ TRẺ ĐANG PHẢI PHẢI CHỊU
Bạn có bao giờ tự hỏi: vì sao trẻ con ngày xưa hay bị đánh, la mắng hơn bây giờ, như lúc đi chơi về muộn hoặc gọi về ăn cơm mà không chịu về. Tuy nhiên, tỷ lệ bị stress và vấn đề tâm lý của trẻ ngày xưa ít hơn bây giờ rất nhiều.
Điều này có thể được giải thích là do trẻ con ngày nay ngày càng mất đi sự cân bằng giữa áp lực và thư giãn. Trẻ con thời nào cũng có áp lực như áp lực với bài vở trên lớp. Áp lực tích cực là một phần quan trọng để giúp trẻ trưởng thành, tuy nhiên trẻ phải được cân bằng với vui chơi. Trẻ con ngày xưa ít giờ học hơn, có nhiều thời gian chơi với bạn bè, nhưng trẻ con ngày nay thường có số giờ học nhiều và dài hơn, ít có thời gian chơi hơn. Và màn hình điện tử như ipad, điện thoại, TV,… góp một phần không nhỏ tạo ra sự thư giãn “ảo” bằng cách chiếm lấy khoảng thời gian ít ỏi vui chơi của trẻ bằng cách bắt não bộ trẻ làm việc, nhưng không thực sự tạo ra sự thư giãn của vui chơi đời thật.
Nhà thiên tài vật lý Einstein từng nói: “Chơi là dạng thức cao nhất của khám phá”. Với trẻ con, chơi là cách trẻ phát triển bởi vì các bé phải trải qua sự rèn luyện, hình thành thói quen tự suy nghĩ, kiểm soát cảm xúc thông qua các hoạt động vui chơi.
Khi trẻ mất đi sự điều hòa giữa áp lực và thư giãn, trẻ dễ gặp nhiều vấn đề tâm lý hơn, đặc biệt là độ tuổi trước 7. Một số nghiên cứu cho thấy nếu trước 7 tuổi trẻ gặp nhiều vấn đề tâm lý như lo âu, trầm cảm, thiếu tự tin,… thì các vấn đề này có thể phát triển tiếp tục sau 11 tuổi.
ĐIỀU GÌ CHÚNG TA NÊN QUAN TÂM VỀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ Ở TRẺ?
Cân bằng thời gian cho trẻ
Trẻ nên được cân bằng giữa giờ học và giờ vui chơi “thật” với cha mẹ, anh chị em hay bạn bè. Đó có thể là trò chơi vận động như rượt bắt hay cá sấu lên bờ; hoặc hoạt động đọc truyện, đọc sách cùng nhau, hay các trò chơi đóng vai…
Hạn chế trẻ dưới 18 tháng tuổi
Dùng/xem màn hình điện tử như TV, điện thoại hay ipad (trừ nói chuyện với người thân online). Và trẻ 18 tháng – 5 tuổi, tổng thời gian chỉ nên dưới 60 phút/ngày. Kiểm soát các loại kênh video mà trẻ thường xem để biết rằng liệu nó có truyền tải sự bạo lực, tính phi lý, phi đạo đức hay giáo dục sai.
Trẻ dưới 5 tuổi, não bộ trẻ như 1 máy thu và máy phát hình và tiếng. Nó thường không chọn lọc. Não bộ của trẻ có thể xử lý tiếp nhận lên đến 2100 từ/giờ và có thể đến 100,000 từ/ngày. Nếu các hoạt động xem trên màn hình không lành mạnh, không chọn lọc trong giai đoạn phát triển này có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của trẻ ở độ tuổi sau đó.
Tâm lý trẻ
Các bằng chứng cho thấy trẻ được nuôi dưỡng trong gia đình có cha mẹ hòa thuận, ít cãi nhau trước mặt trẻ thì trẻ ít có vấn đề tâm lý. Khi có con, hai vợ chồng nên thỏa thuận cách giải quyết vấn đề để không ảnh hưởng đến giai đoạn nhạy cảm sớm về phát triển tâm lý của trẻ.
Luôn thể hiện thái độ lắng nghe và tôn trọng ý kiến trẻ từ nhỏ.
Việc bạn làm với trẻ ngày hôm nay cũng sẽ là việc trẻ sẽ làm với bạn trong tương lai. Nếu bạn muốn trẻ lắng nghe và tôn trọng bạn khi về già thì ngay từ bây giờ bạn nên cho trẻ hiểu bạn yêu thương và tôn trọng trẻ như thế nào.
“Dạy con ra trò với những hình phạt đánh, mắng chửi” là một cách làm hoàn toàn không khoa học.
Trên thực tế, nếu nhìn vào khía cạnh phân tích não bộ, các việc làm trên sẽ ví như 1 “cơn sang chấn động đất” đủ mạnh có thể gây tổn thương 1 phần não bộ. Vết thương hằn trên da thịt bé sẽ lành, nhưng vết nứt và sự đứt gãy trong các liên kết tế bào thần kinh ở một vùng nào đó trong não bộ sẽ là khiếm khuyết theo bé cả đời. Có những khiếm khuyết phát triển thành tự kỉ, overactive (kích động); ám ảnh tự chỉ thị. Những hậu quả này sẽ diễn ra trong bóng tối của não bộ, và từ từ hiện ra khi bé lớn hơn, khi lập gia đình. Ví dụ, một bé gái từ nhỏ bị cha ngược đãi, hay say rượu đánh mẹ và bé. Bé lớn bình thường, học giỏi, thành đạt, nhưng khi lập gia đình, đời sống vợ chồng làm tái hiện lại khoảnh khắc bạo hành ngày xưa (do một phần não bộ đứt gẫy và nằm khuất sau nhiều năm), cô bé trở nên dễ bất hòa với chồng, và hay gay gắt với con cái. Hậu quả là gia đình tan rã. Nếu nhìn lại con số thống kê khoa học trong 20 năm gần đây, con số tan rã gia đình do có tiền sử bạo hành trong tuổi thơ các bé là con số đáng báo động.
Notes
David Whitebread (2012) The importance of play.