GIAO TIẾP HIỆU QUẢ VỚI TRẺ THẾ HỆ ALPHA

Hôm qua khi trò chuyện với 1 người chị, chị kể cho tôi nghe về câu chuyện hết sức dễ thương của cậu bé 11 tuổi gần nhà. Cậu bé nói với mẹ rằng: con đợi thêm vài năm nữa là có thể vào MCDonald’s làm, con không ở với mẹ nữa, con tự thuê nhà, ra ở riêng và sống với bạn gái. Đó là 1 đại diện của thế hệ Alpha- thế hệ của những đứa trẻ hiện đại, tự lập và tràn đầy năng lượng và đó cũng chính là thế hệ của những đứa con của chúng ta (những đứa trẻ sinh từ 2010 đến nay). Nếu bạn gặp tình huống như trên bạn nghĩ bạn sẽ trả lời trẻ như thế nào?

LÀM SAO ĐỂ CÓ THỂ GIAO TIẾP HIỆU QUẢ VỚI NHỮNG ĐỨA TRẺ THẾ HỆ ALPHA?

1. Muốn giao tiếp tốt với nhóm trẻ Alpha, bạn cần để các bé tự chủ hơn trong quyết định và luôn cho trẻ có thời gian lựa chọn và khuyến khích trẻ cho lí do tại sao không lựa chọn.
2. Dùng đòn roi hay la mắng hổ báo trong thế hệ này là không hiệu quả như những thế hệ trước. Thay vì vậy, bạn cần làm mẫu là người mẫu mực và luôn có chính kiến trong quyết định của bạn thì những đứa trẻ alpha mới cảm thấy cần làm đúng và mẫu mực như cha mẹ chúng.
3. Cấm đoán cũng khó có thể giáo dục trẻ alpha. Đưa ra quy định và luật lệ thỏa hiệp là điều mà những đứa trẻ Alpha rất thích. Chúng sẽ sống có nguyên tắc, nhưng cần được dạy nguyên tắc từ sớm
4. Trẻ Alpha có thể trở nên sống 1 mình và tự lập hơn vì tính chất của xã hội trong thế giới mới này. Cha mẹ cũng đừng quá xen vào hay quyết định nhiều thứ đến cá nhân trẻ, như cách chọn quần áo, chơi với ai,… Tuy nhiên, bạn có thể quan tâm đến những hoạt động xã hội của trẻ và trẻ sẽ dễ dàng chia sẻ chúng với bạn. Khi đó, bạn cần khéo léo đứng 1 bên cho trẻ góp ý hay ý kiến, chứ đừng dồn dập phủ quyết, những đứa trẻ Alpha có thể tư duy nhanh và đưa quyết định tốt khi có nhiều ý kiến hổ trợ.

NGÔN NGỮ MÀ TRẺ HIỂU LÀ GÌ?

Trẻ nhỏ thế hệ alpha hiểu vấn đề rất đơn giản.

Với trẻ nhỏ, giao tiếp tức là cần truyền tải đúng mục đích của giao tiếp – nơi mà thông tin được diễn đạt rõ ràng và không kèm “phụ họa”. Phụ họa thường gặp là kèm la hét, thể hiện bực tức, mặc dù đôi lúc điều đó không đến nỗi cần bực tức như vậy mà chỉ là cách thể hiện của người lớn để trẻ sợ đe dọa hay dụ dỗ. Giao tiếp với trẻ cần thẳng thắn, rõ ràng và cho thông tin.
VD. khi bảo trẻ dọn dẹp món đồ chơi trẻ đã bày lung tung không đúng vị trí, thì đừng đợi đến khi trẻ bày rồi xử lý. Trẻ cần được dạy hiểu vai trò trước, như quy định rõ ràng vị trí của món đồ chơi và hậu quả của việc để sai vị trí sau khi chơi. VD, bạn qui định 1 thùng giấy lớn màu xanh là để đồ chơi sau khi chơi. Nếu món đồ nào nằm ở ngoài thì cất vào thùng màu đỏ và sẽ không được chơi bao lâu (đừng quá lâu, chỉ 24 tiếng là được). Khi vấn đề xảy ra, Bạn có thể cho trẻ thời gian dọn dẹp, VD, 2 phút, (nhưng không nhiều hơn 5 phút) và cho trẻ biết khi nào là hết 2 phút bằng bấm giờ hay dùng đồng hồ cát. Kết thúc, nếu trẻ không dọn. Bạn chỉ cần nói đơn giản: món đồ này nằm sai vị trí và nó sẽ ở thùng màu đỏ đến ngày mai và đừng tranh cãi hay phụ họa kiểu như “mẹ đã cảnh báo rồi, bây giờ không được chơi nữa rồi”. Đây là cách giúp trẻ nhận ra vấn đề và hậu quả của vấn đề hơn là tranh cãi hay la mắng nhưng không có ý nghĩa giáo dục.

Đừng nói nhiều lần, mà chỉ nói 1 lần và thực thi đúng điều đã nói.

Khi bạn nói nhiều lần, đặc biệt dạng phụ họa đe dọa như “đây là lần thứ 3 rồi nhé!” Trẻ con thực ra không quan tâm bạn dọa bao nhiều lần mà điều trẻ quan tâm là liệu điều đó có xảy ra như lời cảnh báo không, và kết quả ra sao. Khi bạn quyết định không cho trẻ điều gì, đơn giản bạn cho trẻ biết quyết định của bạn và thực thi nó đúng như vậy. Đừng vì sự nài nỉ hay khóc lóc của trẻ mà thay đổi quyết định. 1 lần có thể thay đổi thì 10 lần sau cũng như vậy. Trẻ sẽ không học được cách tôn trọng quyết định của bạn hoặc ai đó.
Bottom line
Sự khác biệt giữa thế hệ cha mẹ và con cái luôn có từ trước đến nay, nhưng với sự bùng nổ quá lớn trong sự phát triển công nghệ như ngày nay, khoảng cách này càng lớn hơn. Do đó, việc cha mẹ chúng ta cần phải thay đổi nhận thức và đặt mình vào thế giới mới để trở nên hiểu hơn và trở thành 1 người đồng hành cùng trẻ alpha trong con đường đi đến hạnh phúc, hơn là người quyết định hạnh phúc cho con.
Note
Ruiying, X. et al. (2019). Generational Differences: A Comparison of Weight-Related Cognitions and Behaviors of Generation X and Millennial Mothers of Preschool Children. International journal of environmental research and public health, 16(13), 2431.
Williams, E. (2015) Meet Alpha: The next ‘next generation’. the New York Times

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây