CÂU CHUYỆN VỀ “TƯ DUY GIÁO DỤC”
Nếu bạn nào đã từng đọc bài viết của tôi về “Tư duy giáo dục” chắc hẳn bạn vẫn còn nhớ tôi đã từng kể về gia đình 1 người bạn của tôi. Dù gia đình cha mẹ bạn ấy rất nghèo, nhưng cả 5 anh chị em đều thành công. Điều tôi muốn nói đến ở đây không phải là sự thành công của họ, mà những câu chuyện của họ thực sự truyền cảm hứng cho chúng ta. Bạn tôi kể: ngày nào anh trai của bạn ấy cũng đạp xe chở 2 cô em gái nhỏ đi chơi. Nói đi chơi nhưng thực ra chỉ là đi từ nhà đến giữa cây cầu cách nhà 300 mét để hóng mát, nhưng 2 cô em gái rất thích. Tuy nhiên, lớn hơn một tí, 2 cô em gái không thể ngồi vừa yên sau nên cậu ta quyết định chỉ chở 1 đứa 1 ngày (đứa này ngày này, đứa kia ngày khác). Tuy nhiên, cứ xách chiếc xe đạp ra thì 2 đứa em gái giành nhau để được đi, thậm chí cãi nhau. Lúc này, người anh trai quyết định không chở đứa nào hết và đi hóng mát 1 mình. Từ lần đó, 2 đứa em gái tự biết thỏa thuận trong hòa bình ai sẽ đi mỗi khi anh trai lấy chiếc xe đạp đi hóng mát. Bạn biết không khi trao quyền quyết định cho những đứa trẻ và giải quyết công bằng thì những đứa trẻ luôn là bậc thầy trong việc giải quyết vấn đề của mình.
NHỮNG ĐIỀU MÀ BẠN NÊN THIẾT LẬP TRONG GIA ĐÌNH
12 nguyên tắc nuôi dạy trẻ bạn nên áp dụng
- Dạy trẻ có trách nhiệm với gia đình thông qua tham gia vào công việc nhà theo độ tuổi từ sớm
- Luôn đặt kì vọng cao ở đứa trẻ, nhưng chưa bao giờ tạo áp lực.
- Sớm dạy trẻ diễn đạt cảm xúc bằng ngôn ngữ hơn là để trẻ quen dùng các hình thức phi ngôn ngữ như la hét, khóc ăn vạ.
- Xây dựng mối quan hệ tốt với trẻ, mong muốn trở thành người bạn tin cậy của con thay vì là người ra lệnh và la mắng hổ báo với trẻ. Để được như vậy, bạn nên là người giữ lời hứa, cho trẻ biết bạn tôn trọng tất cả điều trẻ chia sẻ, thể hiện tinh thần lắng nghe, cho ý kiến, nhưng không phán xét và hướng trẻ đến việc tìm giải pháp hơn là thụ động ngồi chờ.
- Xây dựng 1 gia đình hạnh phúc, gương mẫu: cha mẹ yêu thương nhau, quan tâm đến gia đình hai bên.
- Dạy trẻ biết chấp nhận thất bại là bài học cần dạy trẻ từ sớm: cho trẻ biết về thất bại, nói cho trẻ biết điều trẻ làm chưa đúng, không lấp liếm nhường phần dễ cho trẻ.
- Xây dựng thói quen đọc sách cho trẻ từ sớm
- Có tư duy giáo dục, xem trọng việc giáo dục và cho trẻ thấy
- Khi giải quyết các vấn đề liên quan đến cảm xúc của trẻ, cha mẹ thường chọn cách giải quyết theo hướng giúp trẻ xây dựng khả năng kiểm soát cảm xúc thay vì la mắng hay đánh mắng. Hướng dẫn cha mẹ cách giúp trẻ xây dựng khả năng kiểm soát cảm xúc cho trẻ:
- Chấp nhận cảm xúc của trẻ: Khi trẻ tức giận, ném đồ hay ăn vạ, bạn đừng nóng giận hay quát mắng mà hãy cho trẻ biết là bạn biết trẻ đang tức giận, đó là cảm xúc ai cũng có khi gặp vấn đề khó khăn. Bạn nên nói với trẻ: “mẹ hiểu cảm giác khi con không hài lòng và cảm thấy khó chịu”.
- Thiết lập giới hạn cho trẻ: Cần cho trẻ biết rõ ràng điều gì không được phép và được phép. Trong trường hợp này, bạn nên nói với trẻ “mẹ không chấp nhận việc con quăng đồ, nó không được phép, dù con đang tức giận”.
- Hướng trẻ đến giải quyết vấn đề. Cha mẹ nên cho trẻ cơ hội để đưa ra hướng giải pháp. Nếu trẻ làm sai thì nên đưa ra hướng khắc phục. Điều này sẽ luôn mang lợi ích thay đổi hành vi của trẻ thay vì đánh mắng. Đánh mắng chỉ làm trẻ sợ tạm thời, nhưng trẻ sẽ không tập trung vào hiểu hành vi và làm tốt hơn. Ngược lại, khi trẻ được cho cơ hội khắc phục hành vi thì trẻ bắt đầu học cách hiểu hành vi đó và chọn cách làm tốt nhất (là không tái phạm nó).
10. Trao quyền quyết định và sự giải quyết vấn đề cho những đứa trẻ.
12. Dành thời gian cho trẻ, hạn chế thời gian rãnh rỗi của trẻ trên màn hình điện tử như xem TV, chơi Ipad, điện thoại.
Xây dựng ý chí giáo dục ở các bé
- Quan tâm và tạo điều kiện đọc sách cho trẻ. Thói quen đọc sách là có thể hình thành từ nhỏ. Nó sẽ khơi nguồn khám phá và sáng tạo ở trẻ. Đọc sách trẻ cũng nhận ra các kỹ năng như cách chọn lọc, đánh giá và sử dụng thông tin.
- Trò chuyện và chơi với trẻ mỗi ngày, đặc biệt với các trẻ dưới 6 tuổi.
- Luôn cho trẻ được đến trường, quan tâm đến bài vở của con. Đừng chỉ quan tâm đến điểm số, mà là công việc con đang làm.
- Tôn trọng và cho trẻ có ý kiến.
- Tránh dùng các từ hổ báo để giao tiếp với trẻ. Cha mẹ có tư duy giáo dục cần biết cách sử dụng có giáo dục để giao tiếp với trẻ.
- Đặt mục tiêu phấn đấu để trẻ có kỳ vọng và cố gắng.
- Luôn giúp con khảo bài hay hướng dẫn các bài tập về nhà khi con gặp khó khăn.
- Đừng nói các vấn đề làm mất ý chí học tập của con trẻ như phê phán sự ngu dốt của trẻ, so sánh nặng lời với trẻ khác, hay la chửi con ngu khi con không đạt mục tiêu hay gặp khó khăn trong học tập
- Việc học của trẻ là ưu tiên trên tất cả ưu tiên. Do đó, hãy ưu tiên thời gian của bạn mỗi ngày cho sự ưu tiên này. Chúc các bé vui khoẻ