9 CÁCH GIAO TIẾP GIÚP TRẺ CÓ TƯ DUY PHÁT TRIỂN

9 CÁCH GIAO TIẾP GIÚP TRẺ CÓ TƯ DUY PHÁT TRIỂN
9 CÁCH GIAO TIẾP GIÚP TRẺ CÓ TƯ DUY PHÁT TRIỂN

Tôi từng nghe một cuộc trò chuyện giữa một người mẹ và hai đứa trẻ nhỏ. Người mẹ nhìn vào bức tranh của bé trai và đùa: “Con tô gì mà có một màu vậy, còn lấm lem nữa.” Cậu bé chùn xuống, đáp nhỏ: “Con có giỏi tô màu đâu. Con không làm được.” Người mẹ quay sang bé gái: “Con giúp em tô đi.”

Khoảnh khắc ấy chính là lúc trẻ nhỏ hình thành tư duy về chính mình. Khi một đứa trẻ tin rằng mình “không giỏi” một điều gì đó, có thể không phải vì chúng thực sự không có khả năng, mà vì chúng đã bị tiếp nhận những lời nói – dù vô tình hay hữu ý – khiến chúng nghĩ rằng mình không thể. Tư duy cố định khiến trẻ dễ bỏ cuộc, xem năng lực là điều sẵn có và khó thay đổi. Nhưng thực tế, não bộ của trẻ luôn có khả năng học hỏi và phát triển, miễn là chúng được khuyến khích đúng cách.

Nếu lúc đó người mẹ nói: “Con đang thử tô màu theo cách riêng của mình à? Nếu con muốn, mình có thể cùng tìm cách để bức tranh rõ nét hơn.” – có thể cậu bé sẽ nhìn việc tô màu khác đi. Tư duy phát triển giúp trẻ hiểu rằng kỹ năng không phải là thứ cố định mà có thể rèn luyện, rằng thử, sai là một phần của học tập, và rằng mỗi bước tiến nhỏ đều đáng được ghi nhận.

Cách chúng ta nói chuyện với trẻ mỗi ngày có thể nuôi dưỡng sự tự tin và tư duy linh hoạt – hoặc vô tình đặt ra những giới hạn mà lẽ ra không nên tồn tại.

9 cách giao tiếp giúp trẻ xây dựng tư duy phát triển

Chia sẻ suy nghĩ khi khám phá điều mới

“Mình tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu trộn màu đỏ với màu vàng nhỉ?”

Điều này giúp trẻ hiểu rằng tò mò và đặt câu hỏi là một phần quan trọng của việc học.

Sử dụng ngôn ngữ phong phú hơn

Thay vì: “Hãy vẽ một bức tranh về đại dương.”

Hãy thử: “Chúng ta cùng tạo một bức tranh tường về thế giới đại dương nhé.”

Cách diễn đạt giàu hình ảnh giúp trẻ mở rộng vốn từ và tưởng tượng sâu hơn.

Giải thích từ mới qua ngữ cảnh

“Tòa tháp xếp hình này thật khổng lồ! Con không thể nhìn qua đỉnh luôn kìa!”

Trẻ học được ý nghĩa của từ “khổng lồ” mà không cần giải thích trực tiếp.

Khuyến khích tư duy linh hoạt

“Còn cách nào khác để chúng ta làm việc này không?”

Giúp trẻ học cách tìm nhiều giải pháp, phát triển khả năng sáng tạo.

Dự đoán kết quả để rèn tư duy khoa học

“Con nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra nếu tưới nhiều nước hơn cho cây này?”

Kích thích trẻ suy luận, quan sát và hiểu mối quan hệ nhân quả.

Diễn đạt cảm xúc bằng lời nói

“Con trông có vẻ buồn. Có phải con buồn vì chúng ta phải về nhà không?”

Giúp trẻ nhận biết và diễn đạt cảm xúc, từ đó điều chỉnh tâm trạng tốt hơn.

Tạo sự tương tác khi đọc sách

Đọc Ba chú heo con: “Tôi sẽ thổi, tôi sẽ thổi và…”

Để trẻ tự hoàn thành câu: “… tôi sẽ thổi bay ngôi nhà!”

Kích thích trí nhớ và khuyến khích trẻ tham gia kể chuyện.

Gợi nhớ sự kiện để phát triển trí nhớ

“Con nhớ hôm qua chúng ta đã đi đâu không?”

Giúp trẻ luyện khả năng hồi tưởng và sắp xếp sự kiện theo trình tự.

Đặt câu hỏi “Wh” để mở rộng tư duy

“Con nghĩ ai đã xây tòa nhà cao nhất trong thành phố?”

Giúp trẻ suy nghĩ sâu hơn và trau dồi kỹ năng giao tiếp.

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây