5 ĐIỀU QUAN TRỌNG TRONG NUÔI DẠY TRẺ (MỚI CẬP NHẬT)

5 ĐIỀU QUAN TRỌNG TRONG NUỘI DẠY TRẺ VỪA ĐƯỢC CẬP NHẬT GẦN ĐÂY
5 ĐIỀU QUAN TRỌNG TRONG NUỘI DẠY TRẺ VỪA ĐƯỢC CẬP NHẬT GẦN ĐÂY

5 ĐIỀU QUAN TRỌNG TRONG NUÔI DẠY TRẺ VỪA ĐƯỢC CẬP NHẬT GẦN ĐÂY

Gần đây tôi có tham dự hội nghị “vì 1 sức khoẻ trẻ em toàn cầu” tại Cambridge – đây là hội nghị hằng năm đáng tham gia nhất vì sau hội nghị những cập nhật mới được hội đồng khoa học đồng thuận về sức khoẻ trẻ em và cách nuôi dạy mới sẽ được công bố sớm hơn bất kì nơi nào.

Có 5 điều được cập nhật về nuôi dạy trẻ gần đây là:

1. Chúng ta thường nghe nói “trẻ con thường học thông qua quan sát. chứ không phải qua lời chúng ta dạy”. Điều này gần đây đã được cập nhật là:
Trẻ con thường học thông qua quan sát.
+ Nếu cách làm, hành vi chúng ta tích cực, tốt thì trẻ chỉ học được khi trẻ cảm thấy tin tưởng và yêu mến bạn.
+ Nếu cách làm, hành vi chúng ta tiêu cực, không tốt thì trẻ sẽ dễ dàng học được hành vi này mà không cần điều kiện gì.
Nghĩa là để nuôi dưỡng 1 hành vi tốt trong trẻ là khó hơn và cần chúng ta đầu tư hơn: không chỉ là cách chúng ta sống phải tốt, mà còn cả cách chúng ta xây dựng tình yêu và tin tưởng cho con cái để noi theo.

2. Tạo sao trẻ thường không nghe lời chúng ta? Điều này gần đây cần được hiểu đúng là:
Nếu chúng ta dùng lời hổ báo, thường xuyên la mắng, cằn nhằn thì với trẻ nó như 1 tiếng ồn vô nghĩa, lâu dài, trẻ bỏ mặt nó và hành vi sai của trẻ cũng không thay đổi tốt hơn.
Nếu chúng ta chịu lắng nghe và đưa ra các câu trả lời cụ thể, đồng nhất, 1 là 1, 2 là 2, không cằn nhằn thì trẻ sẽ chấp nhận nó như 1 lời nhắc, lâu dài, trẻ sẽ hiểu rằng hành vi đó là chưa đúng và sẽ tự thay đổi tốt hơn.

3. 1 điều cập nhật đáng quan tâm hơn hết: Cách tốt nhất để trò chuyện mà làm trẻ lắng nghe và dạy trẻ hành vi tốt là đi dạo trò chuyện cùng trẻ và đọc sách cùng trẻ.

4. Chúng ta có lúc phạm những sai lầm như la hét trẻ vô cớ vì không kiểm soát tốt cảm xúc bản thân hoặc vội vã chen lấn người khác. Những điều này đều có thể ảnh hưởng đến hành vi lâu dài của trẻ. May mắn, những cập nhật mới đã cho chúng ta thấy 1 hướng giải quyết có thể cứu giãn: đó là trẻ có thể chấp nhận lời xin lỗi hoặc sự chia sẻ về cảm xúc mà chúng ta gặp phải và trẻ sẽ không bị ảnh hưởng khi chúng ta làm điều này. VD, khi sáng chúng ta tức giận đóng cửa tủ lạnh 1 cái ầm, la hét khó chịu, thì chiều khi chúng ta bình tĩnh lại hãy nói cho trẻ hiểu nó là 1 cảm xúc bộc phát và mẹ đã không kiềm chế tốt con ạ, mẹ sẽ làm tốt hơn cho lần sau. Làm điều này rất quan trọng vì bạn không chắc rằng lúc sáng trẻ có đang quan sát và thấy hành vi “tức tối” của bạn hay không.

5. Thiết lập các giới hạn, luật lệ và nguyên tắc, vÌ điều này làm trẻ hiểu về giới hạn và hành vi của trẻ sẽ tốt hơn. Điều cập nhật cho thấy để thành công trong phương pháp này, cần:
• Những giới hạn, luật, nguyên tắc bạn đưa ra phải nói cho trẻ biết, thậm chí cùng trẻ xây dựng và thảo luận về hậu quả và phần thưởng khi làm tốt và tốt nhất là nên được viết xuống, dán nơi mà cả nhà ai cũng nhìn thấy mỗi ngày
• Phần thưởng nếu trẻ làm tốt nên tránh tiền hay thứ có giá trị hoặc chỉ lời hứa xuông, mà là thứ cụ thể, có thể làm được và có giá trị với trẻ.
• Hậu quả khi vi phạm cẩn tránh những thứ như đòn roi, phạt mà là thứ để buộc trẻ đưa ra quyết định. VD, trẻ thích đi nhà sách cuối tuần thì hình phạt “không được đi nhà sách tuần này” là 1 hình phạt hữu hiệu.
• Công bằng và kiên quyết thực hiện đúng luật và nguyên tắc, mà không có ngoại lệ.

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây