4 CƠ CHẾ TÂM LÝ KHIẾN TRẺ NHỎ VÀ THANH THIẾU NIÊN DỄ BỊ CUỐN VÀO VÒNG XOÁY MUA TÚI MÙ KHÔNG KIỂM SOÁT

4 CƠ CHẾ TÂM LÝ KHIẾN TRẺ NHỎ VÀ THANH THIẾU NIÊN DỄ BỊ CUỐN VÀO VÒNG XOÁY MUA TÚI MÙ KHÔNG KIỂM SOÁT
4 CƠ CHẾ TÂM LÝ KHIẾN TRẺ NHỎ VÀ THANH THIẾU NIÊN DỄ BỊ CUỐN VÀO VÒNG XOÁY MUA TÚI MÙ KHÔNG KIỂM SOÁT

Những trò chơi mở túi mù như baby three, labubu – tưởng chừng chỉ là một món đồ chơi vô hại – lại có thể trở thành một trò đỏ đen đầy rủi ro. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí y khoa eClinicalMedicine đã cảnh báo rằng việc mua sắm túi mù liên tục có thể liên quan đến gia tăng nguy cơ trầm cảm, lo âu, thậm chí là hành vi tự tử ở trẻ.

Điều gì khiến trẻ nhỏ và thanh thiếu niên dễ bị cuốn vào vòng xoáy mua túi mù không kiểm soát? Có ít nhất 4 cơ chế tâm lý khiến túi mù trở thành công cụ thao túng cảm xúc mạnh mẽ:

CƠ CHẾ “PHẦN THƯỞNG NGẪU NHIÊN” – GIỐNG NHƯ TRÒ CHƠI ĐỎ ĐEN

Đây là dạng tâm lý chờ đợi săn đồ hiếm

Túi mù vận hành dựa trên nguyên tắc “củng cố tỷ lệ biến đổi” (variable ratio reinforcement), nghĩa là người chơi không biết khi nào mình sẽ trúng món hiếm, giống như kéo máy đánh bạc. Sự chờ đợi, hồi hộp khi mở hộp làm tăng mức dopamine – một chất dẫn truyền thần kinh tạo cảm giác hưng phấn – khiến trẻ tiếp tục mua mà không thể dừng lại.

HIỆU ỨNG “SỢ BỎ LỠ” (FEAR OF MISSING OUT – FOMO)

Đây là dạng tâm lý sợ bỏ

Trẻ dễ bị ám ảnh bởi suy nghĩ: “Nếu mình không mua ngay, món đồ hiếm sẽ hết, và mình sẽ là người duy nhất không có nó trong lớp!” Điều này khiến trẻ bị thúc đẩy bởi nỗi sợ mất cơ hội, thay vì thực sự cần món đồ đó.

HIỆU ỨNG “MỎ NEO” – KHI GIÁ CẢ ĐÁNH LỪA CẢM GIÁC

Khi trẻ thấy một món đồ trong bộ sưu tập có giá trị cao, trẻ sẽ mặc định rằng tất cả các hộp còn lại cũng có giá trị tương tự. Điều này khiến trẻ dễ dàng chi thêm tiền để mua tiếp, nghĩ rằng mình đang có lợi, trong khi thực tế chỉ đang bị thao túng tâm lý.

HIỆU ỨNG “CHI PHÍ CHÌM” – CÀNG LÚN SÂU, CÀNG KHÓ DỪNG

Đây là dạng tâm lý cố gỡ gạc

Nếu trẻ đã mua nhiều túi mù mà vẫn chưa có món đồ mình mong muốn, trẻ sẽ có xu hướng tiếp tục mua chỉ vì đã đầu tư quá nhiều vào nó, ngay cả khi biết cơ hội trúng thưởng rất thấp. Đây là một dạng tư duy sai lầm, tương tự như việc nhiều người tiếp tục đặt cược vào cờ bạc dù đã thua lớn.

2 ĐỐI TƯỢNG BỊ ẢNH HƯỞNG NHIỀU NHẤT?

Trẻ nhỏ & học sinh tiểu học:

Bị dể hấp dẫn bởi sự bất ngờ nhưng thiếu khả năng kiểm soát cảm xúc và tài chính nên dễ hình thành thói quen tiêu tiền không suy nghĩ.

Học sinh trung học & sinh viên:

Tâm lý ganh đua và muốn thể hiện bản thân mạnh mẽ hơn, dễ bị cuốn vào “cuộc đua” săn vật phẩm hiếm, thậm chí vay mượn tiền hoặc bán tài sản cá nhân để tiếp tục mua. Điều này có thể dẫn đến căng thẳng tài chính, lo âu và trầm cảm.

4 CÁCH GIÚP THÁO GỠ KHI BỊ THAO TÚNG

“Thẻ giới hạn” – DẠY CON KIỂM SOÁT BẢN THÂN

Cách làm:

  • Tạo một thẻ mua sắm giới hạn: Mỗi tháng, con chỉ được dùng một số tiền nhất định để mua túi mù.
  • Khi con tiêu hết, con phải đợi đến tháng sau chứ không được xin thêm.

Lợi ích: Trẻ học cách quản lý ngân sách và không bị cuốn vào vòng lặp mua sắm liên tục.

“Bảng so sánh giá trị” – GIÚP CON NHÌN RÕ LỰA CHỌN

Cách làm:

  • Khi con muốn mua túi mù, lập một bảng so sánh: “Với số tiền này, con có thể mua gì khác?”
  • Cho con thấy có những món đồ giá trị hơn thay vì tiếp tục “đầu tư” vào túi mù.

Lợi ích: Trẻ biết đánh giá giá trị thực sự của món đồ thay vì tiếp tục chi tiêu vì tiếc tiền đã bỏ ra.

“Nhìn vào hậu quả” – GIÚP CON CẢM NHẬN TÁC ĐỘNG LÊN MÔI TRƯỜNG

Cách làm:

So sánh trực quan: Đặt các vỏ túi mù đã mở vào một chiếc hộp trong 1 tháng, rồi cùng con đếm xem đã có bao nhiêu rác nhựa. Hỏi con: “Nếu mỗi người đều thải ra chừng này, thì rác sẽ đi đâu?”

Dẫn con đi thực tế: Tham quan bãi biển hoặc khu vực ô nhiễm nhựa, giúp con thấy hậu quả thay vì chỉ nghe nói.

Đọc sách, xem video: Những hình ảnh về động vật vướng trong rác nhựa sẽ tác động mạnh đến cảm xúc của trẻ.

Đặt thử thách nhỏ: “Một tuần không mua túi mù – con có làm được không?”

Lợi ích:

Trẻ tận mắt thấy rác thải, thay vì chỉ nghe lý thuyết.

Giúp con hiểu mỗi lần mở túi mù là thêm một phần rác vào môi trường.

Xây dựng thói quen tiêu dùng có trách nhiệm từ nhỏ.

Chơi trò “Kể chuyện túi mù” – Giúp con nhìn thấy sự thao túng

Vấn đề: Trẻ không nhận ra túi mù là một chiến lược tiếp thị.

Giải pháp: Biến túi mù thành một câu chuyện:

  • “Có một công ty biết rằng trẻ em thích bất ngờ, vậy họ đã làm gì?”
  • “Nếu con là người bán túi mù, con sẽ làm gì để khiến nhiều người mua hơn?”
  • “Nếu người ta cứ mua nhưng không có món hiếm, họ sẽ cảm thấy thế nào?”

Lợi ích: Khi hiểu mánh khóe đằng sau, trẻ sẽ ít bị ảnh hưởng hơn.

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây